Dịch bùng rộng chưa từng thấy, Trung Quốc càng quyết tâm theo đuổi “zero Covid”

23/11/2021 13:14
23-11-2021 13:14:55+07:00

Dịch bùng rộng chưa từng thấy, Trung Quốc càng quyết tâm theo đuổi “zero Covid”

Trung Quốc đang đương đầu với đợt bùng dịch Covid-19 rộng nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Nhưng thay vì dịch chuyển khỏi chiến lược “zero Covid” (triệt tiêu Covid) mà nhiều quốc gia đã từ bỏ, Bắc Kinh đang nhân đôi nỗ lực, bất chấp nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế...

Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine Covid ở Vũ Hán hôm 18/11 - Ảnh: Bloomberg.

Theo hãng tin Bloomberg, đợt dịch hiện nay có số ca nhiễm nhiều nhất và kéo dài nhất kể từ khi biến chủng Delta bắt đầu được phát hiện ở Trung Quốc kể từ tháng 5. Đây cũng là đợt bùng dịch rộng nhất ở Trung Quốc kể từ khi Covid lần đầu được phát hiện trên thế giới tại Vũ Hán cách đây 2 năm. Dù Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt để triệt tiêu Sars-CoV2, virus vẫn cứ lan rộng ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tờ China Daily ngày 23/11 cho biết trong ngày 22/11, Trung Quốc phát hiện 5 ca nhiễm Covid mới trong cộng đồng và 14 ca nhập cảnh. Trước đó, vào ngày 21/11, nước này có 7 ca trong cộng đồng và 31 ca nhập cảnh.

THÀNH QUẢ CHỐNG DỊCH NHỜ “ZERO COVID”

Dữ liệu do Bloomberg tập hơn cho thấy trong 18 tháng đầu tiên của đại dịch, Trung Quốc đã khá thành công trong việc cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Trong 1/3 thời gian của 540 ngày đó, tức là trong 177 ngày, Trung Quốc không ghi nhận một ca nhiễm trong cộng đồng nào. Trong khi đó, Mỹ trong cùng khoảng thời gia có bình quân khoảng 85.000 ca nhiễm mỗi ngày, cho dù dân số Mỹ chỉ bằng khoảng 1/4 so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, chiến thắng đó có vẻ không ở lại lâu với Trung Quốc. Biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh đã xuyên thủng được các lá chắn chống dịch nghiêm ngặt, bao gồm quy định cách ly kéo dài vài tuần hay đóng cửa biên giới trong mùa hè và mùa thu vừa qua. Thực tế này đặt ra thách thức mới khi Trung Quốc bước vào mùa đông, thời điểm có những điều kiện thuận lợi hơn cho sự bùng phát của virus như thời tiết lạnh giá, hoạt động đi lại gia tăng, và những cuộc tụ họp gia đình trong dịp đón năm mới.

Thắng lợi ban đầu và vốn liếng chính trị có được từ chiến lược “zero Covid” đã củng cố quyết tâm của Bắc Kinh. Trong khi đó, nhiều quốc gia từng theo đuổi chiến lược này trước đây như Australia và Singapore đã chuyển sang chiến lược “sống chung với Covid” vì nhận thấy việc tìm cách triệt tiêu virus là quá tốn kém. Ở thời điểm hiện tại, thế giới chỉ còn duy nhất Trung Quốc còn theo đuổi “zero Covid”.

“Đơn thương độc mã” trong lúc cả thế giới đang học cách sống chung an toàn với Sars-CoV2, đồng thời đối mặt với sự gia tăng nhanh của số ca nhiễm, Trung Quốc đang đứng trước thách thức lớn.

“Dịch vẫn đang bùng phát ở các quốc gia láng giềng của Trung Quốc và trên khắp thế giới, đặt ra thách thức lớn và phức tạp trong mùa đông năm nay và mùa xuân năm tới”, ông Wu Liangyou, một quan chức thuộc Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh trong tháng 11 này, giải thích lý do vì sao Trung Quốc không thể dỡ bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt.

Đưa số ca nhiễm về 0 là việc không hề dễ dàng, nhất là với biến chủng Delta. Sau hơn 5 tuần chiến đấu quyết liệt với đợt dịch này, Trung Quốc vẫn có vài ca nhiễm mới trong cộng đồng mỗi ngày.

Nhưng chiến lược “zero Covid” nhận được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc, khi họ không phải lo lắng nhiều về căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người trên toàn cầu. Từ đầu đại dịch tới nay, Trung Quốc ghi nhận chưa đến 5.000 ca tử vong do Covid trong tổng số gần 100.000 ca nhiễm.

“Hãy nhìn vào kết quả”, nhà dịch tễ học Liang Wannian, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống Covid của Trung Quốc, phát biểu trên truyền hình trung ương nước này CCTV. “Thứ nhất, chúng ta có thể dập được một đợt bùng dịch mạnh, giảm thiểu số ca tử vong và bệnh nặng. Ai cũng có thể nhận thấy điều đó. Thứ hai, nền kinh tế của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp và chiến lược mà chúng ta theo đuổi”.

Theo ông Liang, việc nới lỏng quá sớm các hạn chế chống dịch có thể đảo ngược những thành tựu khó khăn lắm mới đạt được, ảnh hưởng đến nền kinh tế và gây quá tải cho hệ thống y tế.

TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Dù vậy, chiến lược triệt tiêu virus đòi hỏi Trung Quốc luôn phải áp dụng các biện pháp mạnh, trong khi đã có những dấu hiệu cho thấy cách chống dịch như vậy đang gây áp lực lên một số bộ phận nhất định của nền kinh tế. Đợt bùng dịch mới nhất này bắt nguồn từ một nhóm khách du lịch nhỏ ở phía Tây Bắc, sau đó nhanh chóng lan ra 2/3 trong số 31 tỉnh thành ở đại lục.

Chính quyền các địa phương đã mau chóng áp lệnh phong toả, xét nghiệm toàn bộ dân cư ở những nơi có dịch và cách ly nghiêm ngặt các trường hợp có tiếp xúc. Nhưng rồi số ca nhiễm vẫn tăng và xuất hiện ở nhiều nơi khác, dẫn tới những biện pháp kiểm soát áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Một thị trấn đã bật toàn bộ đèn giao thông ở trạng thái đỏ để ngăn người dân đi ra ngoài. Công viên giải trí Shanghai Disneyland lặng lẽ đóng cổng trong đêm Halloween để các nhân viên y tế tiến hành test nhanh cả chục nghìn du khách trước khi họ được phép ra khỏi công viên để về nhà. Các thành phố mở rộng diện truy vết các ca nhiễm, phong toả cả những người sống cách gần 1 km từ nơi có ca nhiễm. Một thị trấn gần biên giới Trung Quốc với Myanmar thậm chí xây một bức tường để ngăn sự lây lan của Covid từ nước láng giềng.

Chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của UBS Group, bà Wang Tao, cho rằng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt có thể cản trở tiêu dùng và khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc sâu hơn, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vốn dĩ đã giảm tốc vì thiếu điện và chiến dịch kiểm soát nợ trong ngành bất động sản.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm còn 4% trong năm tới, từ mức dự báo hiện tại là tăng 5,4%, nếu các hạn chế chống Covid tiếp tục kéo dài sau Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng 2.

Có một điều rõ ràng là theo đuổi “zero Covid” sẽ không trở nên dễ dàng hơn.

“Tôi không cho rằng mục tiêu đạt tới không còn ca nhiễm là hợp lý”, chuyên gia Jason Wang thuộc Đại học Stanford nhận định. “Chiến lược triệt tiêu Covid, nhất là với các biến chủng, là rất khó để đạt mục tiêu”.

An Huy

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98