Quản lý hoạt động kinh doanh khí: Vẫn vướng ở khung pháp lý

30/11/2021 16:10
30-11-2021 16:10:00+07:00

Quản lý hoạt động kinh doanh khí: Vẫn vướng ở khung pháp lý

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, một số chính sách về kinh doanh khí cần sớm được xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần được thay thế.

Một cửa hàng kinh doanh bình gas. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Thời gian qua, hoạt động kinh doanh khí được điều chỉnh theo Quy định số 87/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh khí và các văn bản pháp luật khác có liên quan, nhờ đó đã đảm bảo được quyền bình đẳng cho các doanh nghiệp và gỡ bỏ nhiều điều kiện kinh doanh không còn phù hợp.

Dù vậy, tình trạng gian lận trong kinh doanh khí, khó kiểm soát hoạt động kinh doanh do thiếu quy định… tiếp tục diễn ra.

Đây là nội dung được trao đổi tại Hội nghị "Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường," do Bộ Công Thương tổ chức sáng 30/11, tại Hà Nội.

Chưa ngăn được gian lận

Theo báo cáo của Hiệp hội Gas Việt Nam, thời gian vừa qua, hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh các chủ thể tham gia kinh doanh khí, giúp các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương, địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh khí có cơ sở triển khai, áp dụng, góp phần quan trọng đưa thị trường mặt hàng khí vào nề nếp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và xã hội.

Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành, Hiệp hội Gas Việt Nam đánh giá trong hoạt động kinh doanh khí, hiện nay còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, có những hành vi vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng gây thiệt hại về kinh tế, về tài sản, về uy tín của doanh nghiệp khác.

Cụ thể như chiếm đoạt chai LPG (khí hóa lỏng) của chủ sở hữu, sang chiết trái pháp luật vào chai của chủ sở hữu; vi phạm quy định về nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hàng hóa của các doanh nghiệp có uy tín trong sang chiết LPG. Ngoài ra, bằng nhiều thủ đoạn, một số đơn vị kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh khi không đủ điều kiện…

Theo ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, điều này một phần xuất phát từ những thiếu sót trong hệ thống pháp luật về kinh doanh gas.

Sau gần 20 năm kinh doanh mặt hàng gas hình thành và phát triển tại Việt Nam, Chính phủ quản lý mặt hàng này bằng việc ban hành Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, tiếp sau đó là Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 về kinh doanh khí thay thế NĐ 107/NĐ-CP (thêm CNG và LNG); tiếp theo Nghị định số 77/2006 NĐ-CP ngày 1/7/2016, trong đó sửa đổi bổ sung một số quy định của Nghị định số 19/2016/NĐ-CP và hiện tại là Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP đang có hiệu lực thi hành.

“Điều đó chứng tỏ rằng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh gas có những khó khăn, phức tạp, cần tiếp tục xem xét, sửa đổi bổ sung để các quy định của pháp luật phù hợp nhất, ít vướng mắc nhất đối với thực tiễn sản xuất kinh doanh gas; ví dụ như việc quản lý nhà nước về quyền sở hữu, về nhãn hiệu... của chai LPG," ông Trần Minh Loan cho hay.

Chia sẻ thêm từ thực tiễn hoạt động, bà Nguyễn Thị Hạnh, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Totalgaz Việt Nam, cho hay về hành vi sản xuất tem chống giả, niêm màng co giả gắn lên LPG chai, mỗi cơ quan quản lý tại các địa phương lại tiến hành xử phạt vi phạm hành chính bên vi phạm căn cứ vào các quy định pháp luật khác nhau.

Cụ thể, các Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng; Nghị định 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí; Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Việc áp dụng các quy định pháp luật khác nhau dẫn đến hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả hoàn toàn khác nhau.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nhận định hiện nay, quy định đối với hệ thống phân phối còn chưa đầy đủ, rõ ràng và cụ thể về các loại hình kinh doanh khí thuộc hệ thống phân phối, gây hiểu nhầm và lúng túng cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong quá trình áp dụng.

Tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm dụng trái phép chai LPG của các doanh nghiệp có uy tín, trong đó có nhiều chai LPG bị chiếm dụng, cắt tay xách, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra lưu thông trên thị trường có chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, rò rỉ gas, cháy nổ, đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng.

Ngoài ra, hiện chưa có quy định cụ thể để các doanh nghiệp kinh doanh LPG chai, trạm chiết nạp LPG vào chai trong việc trao đổi, hoàn trả chai LPG hoặc hợp đồng thỏa thuận trao đổi chai LPG không được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tình trạng chiếm dụng chai LPG, khó kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Cùng với đó là những khó khăn trong việc tuân thủ quy định về lập sổ theo dõi chai LPG, như việc quy định về lập sổ theo dõi chai LPG nhằm ngăn chặn tình trạng chiếm dụng chai LPG trên thị trường.

Tuy nhiên, việc triển khai còn gây khó khăn trong doanh nghiệp do tuyên truyền, thiếu lộ trình áp dụng hợp lý, chưa có quy định ràng buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện... Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh đã không tuân thủ hoặc tuân thủ theo hình thức đối phó.

Hoàn thiện quy định

Tại hội thảo, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh.

Đề án đã đưa ra cụ thể mục tiêu đối với thị trường khí “Từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG (khí nén tự nhiên), LPG và LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng" đồng thời xác định rõ lộ trình phát triển thị trường khí trong giai đoạn 2021-2025: “Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai quyền được thuê và sử dụng hạ tầng bên thứ ba bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính cần được hoàn thiện trước khi triển khai áp dụng."

Thời gian vừa qua, hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh khí đã được thiết lập tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng một số chính sách cần sớm được xem xét, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần được thay thế, điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của Đảng và nhà nước đã giao.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo kiến nghị của ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cơ quan quản lý cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh LPG và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm.

Đồng thời, cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm; các cơ quan có chức năng quan tâm, xem xét tiếp thu các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm.

“Trong quá trình xây dựng pháp luật, hiệp hội kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn, trao đổi với hiệp hội, với doanh nghiệp để xử lý những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để các quy định được ban hành phù hợp nhất có thể với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh," ông Trần Minh Loan nói.

Để tăng cường các biện pháp xử phạt, bà Nguyễn Thị Hạnh cho hay cần có hướng dẫn thống nhất áp dụng một nghị định để xử lý hành vi chiết nạp lậu, buôn bán hàng giả mạo nhãn thương hiệu... trong lĩnh vực kinh doanh khí.

“Đề nghị tăng mức phạt, bổ sung điều phạt trạm chiết, xử lý nghiêm và đúng quy định pháp luật đối với hành vi chiết nạp lậu, buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, niêm mảng co, tem chống giả, bao bì hàng hóa: nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm thì phải bị xử lý hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chứ không phải là tiếp tục xử phạt vi phạm hành chính và vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí hoạt động lén lún trong thời gian bị đình chỉ hoạt động," bà Hạnh nói.

Theo Bộ Công Thương cũng, thời gian tới, cần bổ sung một chương về kinh doanh LPG chai và chai LPG; trong đó quy định rõ đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia kinh doanh và cung cấp dịch vụ kinh doanh chai LPG và LPG chai; điều chỉnh quy định yêu cầu lập sổ theo dõi chai LPG theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân kinh doanh LPG chai dễ tuân thủ, hiệu quả và khả thi đồng thời bổ sung các quy định nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, kiểm định, trao đổi chai LPG trên thị trường hiện nay./.

Đức Dũng

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Xăng RON 95 tăng 410 đồng, vượt 25 ngàn đồng/lít

Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay.

Dầu đi ngang khi Mỹ cân nhắc áp lệnh trừng phạt Iran

Các hợp đồng dầu thô tương lai giữ ổn định vào ngày thứ Ba (16/04), khi Mỹ chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới với xuất khẩu dầu của Iran, sau cuộc không kích vào...

Dầu Brent về sát 90 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (15/04), khi nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm sau khi Israel chống đỡ được cuộc tấn công trên không của Iran và...

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu sắp điều chỉnh ngày nào?

Do thứ Năm (ngày 18/4) là ngày nghỉ lễ nên việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4 sẽ được thực hiện vào ngày thứ Tư (17/4).

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98