Vì sao cổ phiếu ngân hàng “hồi sinh”?

26/11/2021 13:00
26-11-2021 13:00:00+07:00

Vì sao cổ phiếu ngân hàng “hồi sinh”?

Sau thời gian tăng nóng, nhóm cổ phiếu ngân hàng chuyển đà giảm và trở thành lực cản cho VN-Index. Thế nhưng những phiên gần đây, dòng “cổ phiếu vua” đang dần phục hồi và trở thành nhóm dẫn dắt thị trường.

Bên cạnh sự tăng trưởng về giá, khối lượng giao dịch ở các cổ phiếu của nhóm ngân hàng cũng được cải thiện đáng kể, qua đó, cho thấy dòng tiền đang quay trở lại nhóm này.

Nới room tín dụng tạo yếu tố tích cực

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng, sóng cổ phiếu ngân hàng trở lại do một số ngân hàng công bố kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3 và một số ngân hàng có thể được nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Một nhân tố nữa có thể là do trào lưu của các nhà đầu tư gần đây quan tâm đến nhóm “cổ phiếu vua” nhiều hơn. Kết quả nền tảng của ngân hàng không có nhiều thay đổi lớn, thậm chí là còn trong trạng thái tương đối rủi ro vì nợ xấu tiềm ẩn. Cuối năm nay và trong năm tới có thể sẽ còn tăng lên nữa.

Ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Vĩ mô MBS cho biết về tổng thể, bản thân thị trường chung hiện nay đang rất tốt, dòng tiền trên thị trường cũng rất dồi dào.

Trong tháng 10, thanh khoản thị trường dưới 30,000 tỷ đồng/phiên, giao dịch sàn HOSE. Bây giờ khoảng 35,000 – 40,000 đồng/phiên. Điều này cho thấy dòng tiền của thị trường rất tốt. Có nhiều nhà đầu tư đang khao khát tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường.

Với dòng tiền lớn như vậy, nhà đầu tư chỉ có thể lựa chọn những dòng cổ phiếu vốn hóa lớn, với khối lượng thanh khoản cao. Đó là một trong những lý do khiến cho cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn dòng tiền đầu tư ngắn hạn trong thời gian vừa qua.

Thứ hai, về các yếu tố cơ bản của ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị nới room tín dụng cho một số ngân hàng. Điều này có thể giúp ngân hàng tận dụng cơ hội kinh doanh trong thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán sắp đến khi nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao.

Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhóm ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Nhìn chung, cổ phiếu ngân hàng và các nhóm ngành khác đều có xu hướng đi lên tốt trong năm nay. Dòng tiền luân chuyển từ nhóm này sang nhóm khác. Trong thời gian qua, có thể thấy dòng tiền rút khỏi cổ phiếu ngành thép và bất động sản để luân chuyển qua nhóm ngân hàng, chứng khoán”, ông Tuấn nói thêm.

Về tổng thể, xu hướng dài hạn khó có thể dự đoán, yếu tố dòng tiền vẫn mang tính quyết định đến xu hướng đi lên của cổ phiếu ngân hàng.

Còn về cơ bản, không có quá nhiều động lực. Sau giai đoạn tăng nóng tháng 6-7, cổ phiếu ngân hàng có nhịp điều chỉnh rất sâu vào giai đoạn tháng 8-9, liên quan đến khó khăn của ngân hàng trong thời gian tới như nợ xấu tiềm ẩn, áp lực lãi suất huy động... Thêm nữa, các ngân hàng phải tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay một số đối tượng để hỗ trợ nền kinh tế.

Xu hướng tích cực

Ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm Phân tích Thị trường CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSI) bổ sung thêm lý do cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh rất nhiều trong thời gian trước và lực bán cũng rất lớn.

Đằng sau câu chuyện đó là thông tin nới room tín dụng cho một loạt ngân hàng. Thêm nữa, một vài quy định mới liên quan đến ngân hàng cũng hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng điểm.

Cổ phiếu ngân hàng tăng điểm trở lại cũng là điều phù hợp vì lực bán không còn mạnh nữa, thêm nhiều thông tin hỗ trợ sẽ đẩy giá lên.

Về cơ bản, chưa hội tụ các yếu tố để đẩy thị trường lên quá mạnh như tháng 6, nhiều khả năng sẽ còn điều chỉnh.

Trong ngắn hạn, từ tháng 6 cổ phiếu ngân hàng tăng rất mạnh, sau đó đi ngang và điều chỉnh. Bây giờ xu hướng cổ phiếu ngân hàng sẽ tích cực trở lại nhưng sẽ từ từ giúp nâng thị trường lên.

Nói thêm về nới chỉ tiêu tín dụng (room tín dụng), Báo cáo triển vọng ngành ngân hàng mới công bố của Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, nhiều ngân hàng được cấp thêm room trong quý 4/2021.

Trong đó, TPBank là nhà băng được nới room tín dụng cao nhất lên 23.4%. Ba ngân hàng khác được nới room tín dụng lên trên 20% gồm Techcombank (22.1%), MSB (22%) và MB (21%). 

Các ngân hàng khác cũng được nới mạnh room tín dụng gồm VIB (19.1%), VPBank (17.1%), Vietcombank (15%), OCB (15%), ACB (13,1%)...

Trong khi đó, hai ngân hàng quốc doanh là BIDV và VietinBank được nới room ít nhất, lần lượt lên mức 12% và 12.5%.

BSC đánh giá việc nới room tín dụng giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới, trong điều kiện nhiều nhà băng đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm.

Cát Lam

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98