CPI năm 2021 tăng 1.84%, lạm phát tăng 0.81%

29/12/2021 09:33
29-12-2021 09:33:00+07:00

CPI năm 2021 tăng 1.84%, lạm phát tăng 0.81%

Giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước... là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0.18% so với tháng trước và tăng 1.81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1.84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. 

Quý IV/2021, CPI giảm 0.38% so với quý trước và tăng 1.89% so với cùng kỳ năm 2020

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2021 giảm 0.18% so với tháng trước, trong đó: 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 7 nhóm có chỉ số giá tăng.

Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

Nhóm giao thông có mức giảm nhiều nhất với 1.71% (làm CPI chung giảm 0.17 điểm phần trăm), do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 25/11/2021, 10/12/2021 và 25/12/2021 nên chỉ số giá xăng tháng 12/2021 giảm 4.67%, giá dầu diezen giảm 5.05%. Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm phụ tùng tăng 0.17%; dịch vụ khác đối với phương tiện vận tải cá nhân tăng 0.12%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 0.53%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0.45% (làm CPI chung giảm 0.08 điểm phần trăm) chủ yếu do giá gas giảm 4.94%; giá dầu hỏa giảm 5.2%; giá nước và điện sinh hoạt giảm lần lượt là 0.73% và 0.76% do một số địa phương hỗ trợ tiền sử dụng nước và nhu cầu tiêu dùng giảm khi thời tiết mát mẻ. Bên cạnh đó, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0.46%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.57% (làm CPI chung tăng 0.01 điểm phần trăm) do giá sắt thép, xi măng tăng và nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng nhà ở tăng vào dịp cuối năm.

Nhóm giáo dục giảm 0.43% (làm CPI chung giảm 0.03 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0.5% do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022. Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.01%.

Bảy nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép có mức tăng cao nhất với 0.22% do trong tháng có nhiều cửa hàng, siêu thị đã kết thúc các chương trình khuyến mãi giảm giá, cùng với đó nhu cầu mua sắm quần áo mùa Giáng sinh, Tết Dương lịch nên các cửa hàng tăng giá bán.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.2%, do nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng vào thời điểm cuối năm và giá đô la Mỹ tăng. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.17%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.17%, trong đó: Lương thực tăng 0.36%; thực phẩm tăng 0.15%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0.16% do giá gas, giá xăng dầu, giá thực phẩm tươi sống, giá sữa, dầu ăn tăng khiến các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng giá bán.Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.05%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.02%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.14% chủ yếu do giá nhóm đồ trang sức tăng 0.6% theo giá vàng trong nước; dịch vụ cắt tóc gội đầu tăng 0.37%; giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0.23% vào mùa cưới và nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0.17%.

Quý IV/2021, CPI giảm 0.38% so với quý trước và tăng 1,89% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó: Giao thông tăng 17.66% so với cùng kỳ năm trước; đồ uống và thuốc lá tăng 2.36%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1.19%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0.98%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.95%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.22%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.19%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1.36%. Có 3 nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là giáo dục giảm 2.91%; bưu chính viễn thông giảm 0.78%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0.35%.

Bình quân năm 2021 CPI tăng 1.84% so với bình quân năm 2020, mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016. 

Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0.16% so với tháng trước, tăng 0.67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0.81% so với bình quân năm 2020.

Nhật Quang

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...

Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh tăng trưởng xanh, bền vững là lựa chọn tất yếu của Việt Nam và thế giới

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)...

Nền kinh tế nghiện nợ và hệ lụy

Trong nhiều thập niên, tăng trưởng tín dụng đã trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á, đặc biệt tại Việt Nam, nơi tỷ lệ nợ so với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98