Người dân đang dùng thẻ ATM ngân hàng nào nhiều nhất?

01/12/2021 08:38
01-12-2021 08:38:03+07:00

Người dân đang dùng thẻ ATM ngân hàng nào nhiều nhất?

Tính riêng thị trường thẻ ghi nợ nội địa (ATM), VietinBank, AgribankBIDV đang là 3 nhà băng chiếm thị phần lớn nhất với lần lượt 18%; 17% và 16% số lượng thẻ đang lưu hành.

* Thẻ từ ATM, hơn 1 tháng nữa bị 'khai tử'

* Khai tử thẻ từ ATM: Những lưu ý khi đổi thẻ chip

Theo báo cáo mới nhất của Chi hội Thẻ (thuộc Hiệp hội Ngân hàng), thị trường thẻ ngân hàng giai đoạn 2018-2021 đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trên cả 4 hoạt động gồm phát hành, sử dụng, thanh toán và phát triển mạng lưới.

Trong đó, tổng số lượng thẻ phát hành, đang lưu thông tính đến 30/6 là 110 triệu thẻ các loại, tăng 28% so với cuối năm 2018. Số này bao gồm 90,4 triệu thẻ nội địa, tương đương 82% tổng số lượng thẻ ngân hàng đang lưu thông.

Theo Chi hội Thẻ, 4 nhà băng đang dẫn đầu về số lượng thẻ đang lưu hành là VietinBank với 16,9 triệu thẻ, chiếm 15% thị phần; theo sau là BIDV với 15,3 triệu thẻ, chiếm 14%; Vietcombank có 15,1 triệu thẻ, chiếm 14%; và MBBank với 7,6 triệu thẻ, chiếm 7%.

Nếu tính riêng nhóm thẻ ghi nợ nội địa (ATM), sau gần 4 năm, thị trường này đã mở rộng thêm 18% về số lượng, đạt 85,7 triệu thẻ đang lưu hành hiện nay.

VietinBank là nhà băng có số lượng thẻ ATM đang hoạt động nhiều nhất với 18% tổng toàn thị trường, tương đương hơn 15,43 triệu thẻ. Trong khi đó, với gần 14,57 triệu thẻ ATM đang hoạt động, Agribank là nhà băng có thị phần cao thứ 2, tương đương 17%.

BIDV, Vietcombank cùng DongABank là 3 nhà băng xếp sau với lần lượt 16%; 15% và 7% thị phần thẻ ATM đang lưu hành, tương đương 13,71 triệu; 12,86 triệu và gần 6 triệu thẻ.

Với thị trường thẻ trả trước nội địa, đến 30/6, đã có 11/41 ngân hàng phát hành loại thẻ này với tổng số thẻ đang lưu hành hơn 4,3 triệu chiếc, tăng 69% so với năm 2018.

Tương tự, về thẻ tín dụng nội địa, hiện có 9/41 ngân hàng phát hành với số lượng 248.011 thẻ, tăng 19%.

Trong đó, các tổ chức có thị phần thẻ tín dụng nội địa lớn hiện nay là Sacombank chiếm 34%; VietinBank 27%; ACB 13%; NamABank 12% và Công ty tài chính JACCS chiếm 10%.

Cũng theo báo cáo này, doanh số sử dụng thẻ các loại của các tổ chức thành viên đã tăng bình quân 24%/năm trong giai đoạn vừa qua. Trong đó, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tăng trung bình 8%/năm, đạt hơn 1,18 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6.

Người dân dùng thẻ ATM ngân hàng nào nhiều nhất? ảnh 1

Thị trường trong nước hiện ghi nhận 85,7 triệu thẻ ATM đang lưu hành. Ảnh: Nam Khánh.

Dù không phải ngân hàng có lượng thẻ ATM đang hoạt động lớn nhất nhưng Vietcombank lại là nhà băng có doanh số sử dụng thẻ lớn nhất với 23% thị phần, tương đương gần 272.500 tỷ đồng. Theo sau là Agribank với 19%; BIDV với 13%; VietinBank 12% và DongABank 6%...

Theo đánh giá của các tổ chức phát hành, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người dân thấp hơn dẫn đến doanh số sử dụng thẻ nội địa từ năm 2020 đến nay giảm 11% so với năm 2018.

Điểm tích cực trong hoạt động này là tỷ trọng chi tiêu qua thẻ đã tăng từ 15% lên 22%, trong khi tỷ trọng rút tiền mặt qua thẻ giảm từ 85% xuống 82% trong giai đoạn 2018-2020 và giảm xuống 78% đến giữa năm 2021.

Về mạng lưới, từ năm 2018 đến nay, số lượng điểm giao dịch ATM của các ngân hàng đã tăng 5%, từ 18.434 điểm lên 19.398 điểm.

Ở chiều ngược lại, mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ đã có tổng số 188.395 máy POS. Trong đó, Vietcombank dẫn đầu thị phần với 45.825 điểm POS, chiếm 24%; BIDV chiếm 20%; VietinBank 17%; Agribank 14%; Sacombank 7%.

Tương tự, số lượng mPOS (máy quẹt thẻ) tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2018 đến nay, từ 27.565 máy lên 117.298 máy. Số lượng đơn vị chấp nhận QR cũng tăng gấp 2 lần, từ 57.969 đơn vị lên 115.739 đơn vị.

Với thẻ ghi nợ quốc tế, doanh số sử dụng loại thẻ này đã tăng 27%/năm giai đoạn 2018-2020, đạt 245.662 tỷ đồng tính đến 30/6, cao hơn 41% so với cùng kỳ.

Trong đó, nhóm 5 ngân hàng chiếm thị phần cao nhất là Sacombank (32%); Techcombank (18%); VietinBank (10%); ACB (9%); Vietcombank (8%).

Trong khi đó, nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu thị phần sử dụng thẻ tín dụng quốc tế là TPBank (17%); VPBank (16%); Techcombank (15,7%); VIB (8%) và Sacombank (6%).

Quang Thắng

Zing.vn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98