Thị trường chip có thể đảo chiều nguy hiểm

03/12/2021 16:14
03-12-2021 16:14:02+07:00

Thị trường chip có thể đảo chiều nguy hiểm

Theo các nhà nghiên cứu của IDC Research, tình trạng thiếu chip trên phạm vi toàn cầu sẽ chấm dứt vào năm 2023 sau đó chuyển sang dư thừa nguồn cung.

Khi các nhà máy sản xuất bán dẫn tranh nhau tăng công suất, đáp ứng nhu cầu nhảy vọt trong lúc thiếu chip kéo dài, một số chuyên gia cảnh báo sự cân bằng cung - cầu sẽ đạt được vào năm 2023, sau đó có thể xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung.

Những dự đoán bi quan

“Quan điểm của chúng tôi là đến năm 2023 sẽ đủ nguồn cung để trở lại cân bằng ở một mức độ nào đó, hoặc thậm chí có thể thừa công suất”, Gokul Hariharan, Trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ, Truyền thông và Viễn thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại JP Morgan, nhận định trong cuộc trao đổi với SCMP.

thị trường chip bán dẫn đảo chiều ảnh 1

Một đế silicon 300 mm tại nhà máy sản xuất chip Globalfoundries ở Dresden, Đức. Ảnh: Bloomberg.

Tuy nhiên, ông cho rằng còn quá sớm để nói về thời điểm thị trường chip chuyển sang trạng thái dư thừa nguồn cung. Hariharan không nghĩ sẽ xảy ra khủng hoảng trên thị trường chip vào năm 2023 vì nhu cầu vẫn tương đối tốt, nhưng doanh thu của ngành này có thể giảm 2%.

Trong khi đó, các chuyên gia của hãng nghiên cứu thị trường IDC Research nêu dự đoán mạnh dạn hơn. Họ cho rằng có khả năng xảy ra tình trạng thừa công suất sản xuất chip vào năm 2023. “Việc mở rộng quy mô sản xuất bắt đầu tác động đến thị trường vào cuối năm 2022”, báo cáo của IDC cho biết.

Tập đoàn TSMC đang xây dựng một nhà máy chip bán dẫn khổng lồ ở bang Arizona (Mỹ). Cách đây chưa lâu, Samsung công bố đầu tư 17 tỷ USD vào cơ sở tại Texas và sẽ đưa ra thị trường những con chip đầu tiên từ nửa cuối năm 2024.

Theo SCMP, ngành công nghiệp bán dẫn có tính chu kỳ, trong khoảng thời gian từ 4-6 năm. Bắt đầu với việc tăng trưởng mạnh ở thời điểm nhu cầu cao, gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Điều này dẫn đến giá cả và doanh thu tăng cao.

Tuy nhiên, theo sau đó là giai đoạn suy thoái, tích tụ hàng tồn kho, khiến cho giá giảm, tăng trưởng doanh thu bằng không, thậm chí thua lỗ.

Theo Gartner, doanh thu của 10 công ty sản xuất chip bán dẫn hàng đầu, trong đó có Intel và Samsung, đã giảm 12% trong năm 2019 do thị trường DRAM xảy ra tình trạng cung vượt cầu và tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Ảnh hưởng từ Trung Quốc

Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc chạy đua gia tăng công suất sản xuất chip bán dẫn. Tập đoàn SMIC đang xây dựng 3 cơ sở lớn tại Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải.

thị trường chip bán dẫn đảo chiều ảnh 2

Nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, SMIC, đang mở thêm nhiều cơ sở mới. Ảnh: Bloomberg.

Trong vòng từ 3-5 năm tới, khi các nhà máy vận hành đầy đủ, dự kiến tổng công suất lên đến 240.000 đế silicon 12 inch mỗi tháng, tăng gần gấp đôi so với hiện tại.

Các nhà phân tích cho biết tính trạng căng thẳng trong chuỗi cung ứng bán dẫn tại Trung Quốc bắt đầu giảm bớt khi sức mua smartphone và xe hơi điện, 2 đối tượng sử dụng chip quan trọng, đã chậm lại.

Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, doanh số bán ra smartphone quý III/2021 của Trung Quốc giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 76,5 triệu chiếc, do nhu cầu tiêu dùng yếu và tình trạng thiếu linh kiện.

Xie Ruifeng, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn công nghệ bán dẫn ICWise, trụ sở tại Thượng Hải, cho biết tình trạng thiếu hụt chip đã giảm bớt. Các nhà sản xuất smartphone bắt đầu hạn chế tích trữ chip trong bối cảnh doanh số bán ra chậm.

Bai Lei, nhân viên kinh doanh của một công ty thiết kế chip có trụ sở tại Thượng Hải, cũng nhận định tình hình chuỗi cung ứng đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu giảm, không phải vì tác động của việc tăng quy mô sản xuất chip. Do đó, có khả năng xảy ra tình trạng cung vượt cầu khi các nhà máy chip mới đi vào hoạt động trong thời gian tới.

Nguyễn Hiếu

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98