Thưa thớt thương vụ cổ phần hóa trong năm Covid thứ 2

24/12/2021 09:00
24-12-2021 09:00:00+07:00

Thưa thớt thương vụ cổ phần hóa trong năm Covid thứ 2

Trong bối cảnh hoạt động của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, công tác thoái vốn, cổ phần hóa trong năm 2021 đã suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, có 15 thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa đã diễn ra trong năm 2021, trong đó, 13 thương vụ diễn ra thành công (số cổ phiếu đấu thành công chiếm hơn 50% số cổ phiếu chào bán), giảm gần 52% so với 27 thương vụ thành công trong năm 2020. Trong 13 thương vụ thành công, có 6 thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), 2 thương vụ thoái vốn và 5 thương vụ chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng.

Do chênh lệch về số lượng, tổng giá trị các thương vụ thành công giảm mạnh 62%, về mức gần 3,447 tỷ đồng.

Số thương vụ IPO tăng nhẹ

Năm 2021, có 6 thương vụ IPO đã diễn ra thành công, nhiều hơn 2 thương vụ so với năm 2020. Dưới đây là 6 thương vụ IPO đã diễn ra trong năm 2021, xếp theo giá trị thương vụ.

1. CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: DXS)

Đợt IPO lớn nhất trong năm 2021 nói riêng và trong 3 năm trở lại đây nói chung chính là thương vụ IPO gần 71.7 triệu cp của DXS diễn ra từ ngày 31/03-20/04/2021. Trong gần 71.7 triệu cp được mang ra chào bán có hơn 35.83 triệu cp thuộc sở hữu của công ty mẹ - Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) và hơn 35.83 triệu cổ phiếu là do DXS phát hành mới. Giá khởi điểm là 32,000 đồng/cp.

Sau thời gian chào bán, gần 71.6 triệu cp DXS đã được phân phối cho 1,394 nhà đầu tư, chiếm 99.86% số cổ phiếu mang ra chào bán. Với giá đấu thành công bằng với giá khởi điểm, tổng giá trị thương vụ đạt xấp xỉ 2,290 tỷ đồng, trong đó DXG thu về gần 1,147 tỷ đồng, phần còn lại thuộc về DXS.

2. CTCP Bất động sản Khải Hoàn Land (HOSE: KHG)

Ngày 19/04, Khải Hoàn Land đã tổ chức đấu giá 16 triệu cp KHG thuộc quyền sở hữu của ông Phan Tuấn Nghĩa, tương ứng 10% vốn điều lệ của Khải Hoàn Land với mức giá khởi điểm 10,000 đồng/cp. Tại buổi đấu giá, có 177 nhà đầu tư tham gia, gồm 3 nhà đầu tư tổ chức và 174 nhà đầu tư cá nhân.

Kết quả, 16 triệu cp được đấu thành công với giá trung bình 14,435 đồng/cp, cao hơn 44% so với giá khởi điểm. Có 80 nhà đầu tư trúng giá, gồm 3 nhà đầu tư tổ chức và 77 nhà đầu tư cá nhân. Tổng giá trị thương vụ đạt gần 231 tỷ đồng.

3. CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành (HNX: VTZ)

Ngày 12/07, VTZ đã đưa ra đấu giá 5 triệu cp với giá khởi điểm 11,000 đồng/cp.

Tại buổi đấu giá, có tổng cộng 151 nhà đầu tư tham gia đăng ký mua cổ phần, tất cả đều là nhà đầu tư cá nhân. Tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua là hơn 5.7 triệu cp, cao hơn 15% so với số cổ phần được chào bán.

Kết thúc buổi đấu giá, toàn bộ 5 triệu cp mang ra chào bán của Nhựa Việt Thành đều được đấu giá thành công. Tổng cộng có 150 nhà đầu tư trúng giá với giá đấu thành công bình quân 11,083 đồng/cp. Tổng giá trị thương vụ đạt hơn 55 tỷ đồng.

4. Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam

Ngày 12/04, Công ty TNHH MTV Muối Việt Nam đã tổ chức IPO gần 1.3 triệu cp với giá khởi điểm 21,300 đồng/cp.

Tại buổi đấu giá, có 6 nhà đầu tư tham gia đặt mua với tổng khối lượng đặt đạt gần 3.9 triệu cp, gấp 3 lần so với khối lượng chào bán. Trong đó, có nhà đầu tư đặt mua với khối lượng gần 1.3 triệu cp, tương đương toàn bộ số cổ phần đưa ra đấu giá.

Kết quả, giá đấu thành công cao nhất là 25,100 đồng/cp, giá đấu thành công thấp nhất 23,500 đồng/cp và giá đấu thành công bình quân là 23,501 đồng/cp, cao hơn 10.33% so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, chỉ có 2 nhà đầu tư trúng giá. Tổng giá trị thương vụ đạt hơn 30 tỷ đồng.

5. Công ty TNHH MTV In báo Nghệ An

Ngày 05/04, Công ty TNHH MTV In báo Nghệ An tổ chức IPO hơn 3.3 triệu cp, tương đương 97.3% vốn điều lệ. Giá khởi điểm là 12,000 đồng/cp.

Tại phiên đấu giá, 6 nhà đầu tư gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 5 nhà đầu tư cá nhân đã tham gia đấu giá với tổng cộng gần 1.8 triệu cp được đặt mua, tương ứng 53.2% số cổ phiếu được chào bán, với giá đặt mua bằng giá khởi điểm.

Kết thúc buổi đấu giá, Công ty TNHH MTV In báo Nghệ An đã đấu thành công gần 1.8 triệu cp, tương ứng 53% số cổ phiếu được chào bán, cho 6 nhà đầu tư với mức giá 12,000 đồng/cp. Tổng giá trị thương vụ đạt hơn 21.4 tỷ đồng.

6. Công ty TNHH MTV Hoa tiêu Hàng hải – TKV (Pilotco)

Ngày 17/06, Pilotco đã tổ chức chào bán 404,400 cp với giá khởi điểm 15,550 đồng/cp.

Tham gia buổi đấu giá có 19 nhà đầu tư, toàn bộ là nhà đầu tư cá nhân. Tổng số lượng đăng ký mua là 748,400 cp, gần gấp đôi số cổ phần chào bán.

Kết thúc buổi đấu giá, một cá nhân đã trúng toàn bộ 404,400 cp được chào bán với giá 30,100 đồng/cp, gấp đôi giá khởi điểm. Như vậy, tổng giá trị thương vụ IPO của Pilotco đạt hơn 12 tỷ đồng.

Số thương vụ thoái vốn giảm mạnh

Trong năm 2021, thị trường chỉ ghi nhận 3 thương vụ thoái vốn thông qua đấu giá, trong đó 2 thương vụ chào bán thành công là tại Tổng Công ty Công Nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam - CTCP (UPCoM: VOC), hai là tại CTCP Vĩnh Sơn.

Đối với thương vụ IPO của Tổng Công ty Phát điện 2 - CTCP (UPCoM: GE2), đây là thương vụ nằm trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp của EVN giai đoạn 2017 - 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 12/2020 vừa qua. Tuy nhiên, chỉ có 262,500 cp GE2 được đấu giá thành công trong hơn 580 triệu cp GE2 được mang ra chào bán, tương ứng tỷ lệ thành công chỉ đạt 0.05%.

Trở lại với 2 thương vụ thành công, ngày 08/11, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã đấu giá hơn 44 triệu cp VOC, tương ứng 36.3% vốn của Công ty, với giá khởi điểm 22,690 đồng/cp.

Đăng ký tham gia buổi đấu giá gồm 1 tổ chức và 1 cá nhân. Theo công bố vào ngày 02/11, CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) chính là nhà đầu tư tổ chức tham gia đấu giá. Hiện, ông Trần Kim Thành - Chủ tịch HĐQT KDC đang đồng thời giữ chức vụ tương tự tại VOC.

Kết quả buổi đấu giá, toàn bộ hơn 44 triệu cp VOC được mang ra chào bán đều thuộc về KDC với tổng giá trị đạt gần 1,256 tỷ đồng, tương ứng giá đấu thành công bình quân là 28,400 đồng/cp, cao hơn mức giá khởi điểm 25%.

Sau thương vụ, SCIC đã hoàn toàn rút lui khỏi VOC, trong khi tỷ lệ sở hữu của KDC tại Công ty tăng từ 51% lên 87.29%.

Trước thương vụ tại VOC, trong ngày 21/09, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã cho đấu giá trọn lô gần 4.6 triệu cp của CTCP Vĩnh Sơn (tương ứng 39.9% vốn điều lệ) với giá khởi điểm gần 922.5 tỷ đồng.

Tham gia buổi đấu giá gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 1 nhà đầu tư cá nhân. Kết quả, nhà đầu tư tổ chức đã “ẵm trọn” lô cổ phiếu mà Viettel đã chào bán với giá cao hơn giá khởi điểm gần 9 triệu đồng.

Việc thực hiện đấu giá trọn lô 4.6 triệu cp của CTCP Vĩnh Sơn đợt này nằm trong kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Viettel theo phương án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Trước đó, Viettel đã hoàn thành thoái vốn tại Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HOSE: VCG) trong năm 2018 và thu về lợi nhuận 712 tỷ đồng.

Các thương vụ chào bán thêm cổ phiếu đạt tỷ lệ thành công 100%

Bên cạnh 5 thương vụ IPO, thị trường ghi nhận 5 thương vụ chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng trong năm 2021. Tỷ lệ thành công đạt 100%.

Trong đó, thương vụ chào bán 75 triệu cp của CTCP Nhựa An Phát Xanh (HOSE: AAA) là thương vụ có giá trị lớn nhất, lên đến gần 1,068 tỷ đồng. Với số tiền thu được từ đợt chào bán, AAA dự kiến sẽ dùng số tiền này để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần công ty con, công ty liên kết; cân đối lại cấu trúc vốn, tái cấu trúc khoản nợ và bổ sung vốn lưu động.

Danh sách các thương vụ chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá trong năm 2021
Nguồn: VietstockFinance

Hà Lễ

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98