Dè dặt xuất khẩu vì cước container cao ngất

21/01/2022 13:23
21-01-2022 13:23:33+07:00

Dè dặt xuất khẩu vì cước container cao ngất

Đã có doanh nghiệp dự định chuyển sang gia công, bán hàng nội địa nếu không đàm phán được mức giá xuất khẩu tương xứng với tốc độ tăng phi mã của cước vận chuyển.

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển hồi cuối năm 2021 đã đưa ra cảnh báo việc tăng cước container đường biển có thể khiến giá nhập khẩu toàn cầu tăng 11% và giá tiêu dùng tăng 1,5% từ nay đến năm 2023. Đây sẽ tiếp tục là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam.

Không dám nhận đơn hàng mới

Phát biểu tại một hội thảo về xuất nhập khẩu mới đây, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, nêu thực tế "khó tin" là nhiều DN không dám nhận đơn hàng xuất khẩu bởi giá nguyên liệu và cước thuê container tăng khủng khiếp. "Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, cước thuê container xuất hàng đi Mỹ chỉ dưới 2.000 USD/chiếc, nay lên tới 10.000-15.000 USD/container.

Chưa hết, nếu như trước đây đặt trước 1-2 ngày là có container đến nhận hàng thì nay mất đến 3 tháng để đặt chỗ và vận chuyển tới nước bạn. Trong khi đó, hạn sử dụng của hàng lương thực, thực phẩm chế biến chỉ khoảng 6 tháng nên DN xuất khẩu lẫn đối tác phân phối ở nước ngoài rơi vào thế bị động do thời hạn sử dụng sản phẩm bị rút ngắn và giá bị đội lên cao" - bà Lý Kim Chi cho biết.

Bà Chi cũng phản ánh rất nhiều DN xuất khẩu lương thực, thực phẩm gặp khó khăn bởi khó đàm phán tăng giá bán do hầu hết đơn hàng đã ký từ trước. Mặt khác, DN phải nỗ lực giữ giá để duy trì tính cạnh tranh, giữ khách hàng và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Dè dặt xuất khẩu vì cước container cao ngất - Ảnh 1.

Việc khan hiếm container, đặc biệt là container lạnh, cùng với giá cước tăng phi mã đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Trong ảnh: Công nhân vận chuyển chuối xuất khẩu vào container lạnh để đưa đến cảng Cát Lái (TP HCM) Ảnh: NGỌC ÁNH

Công ty CP Việt Long Sài Gòn cũng đang trong tình trạng phải gồng mình chịu lỗ để sản xuất, xuất khẩu nhằm duy trì sự hiện diện của sản phẩm tại thị trường châu Âu và giữ việc làm ổn định cho công nhân. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Xuân Châu, Chủ tịch HĐQT công ty, cho biết năm 2022, nếu không đàm phán được giá xuất khẩu hợp lý, có thể công ty sẽ chuyển hướng sang gia công cho DN khác hoặc bán hàng nội địa.

"Cước tàu đi Mỹ hiện ở mức 22.000-24.000 USD/container, đi châu Âu khoảng 12.000-14.000 USD/container. Với giá cước này, DN xuất khẩu lương thực, thực phẩm gần như chết chắc! DN của tôi mỗi tháng chỉ dám xuất 3-4 container hàng để duy trì sự hiện diện của thương hiệu và giữ việc làm cho công nhân. Chúng tôi phải chịu lỗ đến 800 triệu đồng/tháng" - ông Châu than thở.

Ông Châu cho rằng tình trạng này sẽ còn tiếp diễn nếu các DN xuất khẩu không ngồi lại với nhau để cùng tạo áp lực khiến các hãng tàu quốc tế phải chấm dứt thao túng giá và điều chỉnh cước thuê container về mức hợp lý. "Đáng tiếc là DN Việt Nam thường khó ngồi lại với nhau, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho nhau và nhất là gây thiệt hại cho nông dân" - ông Châu nhìn nhận.

Chỉ dám xuất hàng giá trị cao

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T, cho biết năm 2021, công ty của ông nợ khách hàng Mỹ đến 300 container gạo vì giá cước quá cao, không thể giao được. Đây là đơn hàng gạo trắng thường với giá khoảng 565 USD/tấn, tổng tiền hàng mỗi container khoảng 14.000 USD, không thể gánh nổi chi phí vận chuyển lên đến 16.000 USD/container. "Gần đây, chúng tôi chỉ dám xuất khẩu gạo giá trị cao như ST25 với giá 980 USD/tấn nhưng cũng phải chia sẻ cước vận chuyển bằng cách giảm lợi nhuận" - ông Tùng nói.

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T, hàng nông sản vốn có giá trị thấp nên việc tăng giá cước vận chuyển quá mạnh và kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh. Do đó, ông đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu các hãng tàu xác định "điểm dừng" cho giá cước, nếu không, bạn hàng sẽ chuyển sang mua hàng ở các thị trường gần hoặc lựa chọn hàng hóa thay thế.

Bà Phạm Thị Thúy Vân, Phó Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho hay có hiện tượng hãng tàu gom container rỗng từ Việt Nam đưa sang Trung Quốc đóng hàng bởi cước vận tải biển từ Trung Quốc cao hơn từ Việt Nam. Container bị chiếm dụng ở các đầu cảng lâu ngày, tốc độ quay vòng container thấp... khiến chi phí của hãng tàu tăng.

Việc này khiến DN Việt Nam không có container để đóng hàng kịp thời và phải chịu mức giá tăng gấp 3-4 lần chỉ trong vòng một năm. Do vậy, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã và đang thực hiện các giải pháp để giảm chi phí logistics cho DN, chẳng hạn đầu tư hạ tầng để có thể xuất khẩu nông sản trực tiếp từ ĐBSCL thay vì phải chuyển lên TP HCM.

Container lạnh khan hiếm, giá cao

Nhiều DN gần đây than phiền về việc container lạnh ngày càng khan hiếm, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các mặt hàng cần bảo quản. Đại diện Cục Hàng hải - Bộ Giao thông Vận tải lý giải do đặc thù trên mỗi tàu chỉ có số lượng ổ cắm điện nhất định nên sức chứa container lạnh chỉ khoảng 20%.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết hiện nhu cầu nhập hàng tươi từ nước ngoài về thấp, trong khi nhu cầu xuất khẩu cao nên không có sẵn container lạnh để sử dụng. Các hãng tàu phải vận chuyển vỏ container lạnh từ nơi khác về với phí khoảng 3.000-4.000 USD/container. Mặt khác, do cước container lạnh trên thế giới hiện rất cao nên có nhiều nước "hút" hết container lạnh nhờ mức giá hấp dẫn hơn thị trường Việt Nam.

Phương Nhung - Ngọc Ánh

Người lao động





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98