Đối mặt hạn trả nợ, các tập đoàn địa ốc Trung Quốc chao đảo

13/01/2022 09:14
13-01-2022 09:14:52+07:00

Đối mặt hạn trả nợ, các tập đoàn địa ốc Trung Quốc chao đảo

Các tập đoàn bất động sản Trung Quốc phải đối mặt với những khoản thanh toán trái phiếu dồn dập. Trong khi đó, nguồn tiền của nhóm doanh nghiệp này đang thu hẹp.

Theo Bloomberg, các nhà đầu tư quốc tế đang chuẩn bị cho một làn sóng biến động mới trên thị trường tín dụng của Trung Quốc. Một số tập đoàn nợ lớn phải đối mặt với những khoản nợ đến thời hạn thanh toán.

China Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc - đang tìm cách tránh vỡ nợ đối với một khoản trái phiếu trong nước. Các chủ nợ đã bỏ phiếu để quyết định xem liệu có thể cho phép công ty hoãn thanh toán vào ngày 13/1 hay không.

Trong khi đó, Shimao Group Holdings Ltd - công ty từng được coi là một nhà phát triển bất động sản khỏe mạnh - cũng đối mặt với khoản thanh toán trái phiếu 376 triệu USD trong tuần này. Chỉ 2 tuần trước, Shimao vẫn được xếp hạng đầu tư.

Nợ trái phiếu ảnh 1

Shimao Group Holdings Ltd - công ty từng được coi là một nhà phát triển bất động sản khỏe mạnh - cũng trượt tới bờ vực vỡ nợ. Ảnh: Reuters.

Gánh nặng nợ lớn

Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đẩy tỷ lệ vỡ nợ năm 2021 lên mức kỷ lục. Theo dữ liệu của Bloomberg, thị trường trái phiếu nước ngoài của các nhà phát hành Trung Quốc cũng chịu sức ép chưa từng có.

Mức độ căng thẳng trên thị trường tín dụng nước ngoài tăng lên kỷ lục sau khi hai gã khổng lồ China Evergrande Group và Kaisa Group Holdings Ltd. không thể thanh toán các trái phiếu bằng đồng USD trong khoảng thời gian ân hạn.

Chi phí huy động vốn tăng cao khiến cuộc khủng hoảng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo tính toán của Bloomberg và các nhà phân tích, ngành công nghiệp bất động sản Trung Quốc sẽ cần ít nhất 197 tỷ USD để trả nợ trái phiếu đáo hạn, sản phẩm ủy thác và lương trả chậm cho hàng triệu lao động nhập cư.

Nợ trái phiếu ảnh 2

Các tập đoàn bất động sản của Trung Quốc đối mặt với khoản thanh toán khổng lồ vào tháng 1. Ảnh: Reuters.

Chính quyền Bắc Kinh cũng thúc giục các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande trả lương đầy đủ cho người lao động để tránh nguy cơ bất ổn xã hội.

Trung Quốc đã nới lỏng các chính sách để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đất nước 1,4 tỷ dân vẫn duy trì kiểm soát đối với lĩnh vực bất động sản. Giới phân tích cho rằng trong tương lai, Bắc Kinh sẽ tăng cường thúc giục những tập đoàn địa ốc nợ nần đẩy mạnh giao nhà cho khách hàng.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) cũng có thể khuyến khích các tổ chức tài chính hỗ trợ hoạt động mua lại trong lĩnh vực bất động sản.

Rắc rối nối rắc rối

Shimao Group - tập đoàn chuyên xây dựng các khu dân cư, khách sạn, văn phòng và bất động sản thương mại - phải đối mặt với một loạt khoản thanh toán lãi suất trái phiếu coupon trong tuần này.

Một khoản trả lãi trái phiếu coupon trị giá 6,9 triệu USD sẽ đến hạn hôm 13/1. Theo nguồn tin của Bloomberg, công ty con Shanghai Shimao Co. đã dùng quỹ dự phòng để hoàn trả khoản trái phiếu địa phương đáo hạn vào cuối tuần. Khoản nợ gốc chưa thanh toán là 1,9 tỷ NDT (tương đương 300 triệu USD).

Trong phiên giao dịch hôm 7/1, giá cổ phiếu của Shimao Group đã lao dốc 17% chỉ trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân là Reuters đưa tin nhà phát triển bất động sản không thể trả hết khoản vay ủy thác.

Trong vài tháng gần đây, một số nhà phát triển bất động sản khác cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhưng Shimao Group là một trong những trường hợp đáng lo ngại nhất.

"Lý do khiến thị trường lo ngại là Shimao Group từng là một nhà phát triển bất động sản tương đối khỏe mạnh", ông Gary Ng - nhà kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis - bình luận.

Nợ trái phiếu ảnh 3

Biển tên của China Evergrande đã bị gỡ khỏi trụ sở tại Thâm Quyến. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Ông nhấn mạnh rằng Shimao từng đáp ứng cả ba yêu cầu mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra để kiểm soát nợ của các nhà phát triển Trung Quốc, còn gọi là "ba lằn ranh đỏ".

Trong khi đó, China Evergrande cũng tìm cách ngăn chặn vụ vỡ nợ đầu tiên đối với trái phiếu địa phương. Tập đoàn tìm đến sự trợ giúp của các chủ nợ nhằm trì hoãn thanh toán. China Evergrande đã kéo dài thời hạn biểu quyết đến ngày 13/1.

Hôm 10/1, biển tên của China Evergrande - tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc - tại trụ sở Thâm Quyến đã bị gỡ xuống.

Lý do khiến thị trường lo ngại là Shimao Group từng là một nhà phát triển bất động sản tương đối khỏe mạnh.

Gary Ng - nhà kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis

Dòng chữ "Evergrande Group" giờ chỉ còn trơ trọi "Ever". Trong một tuyên bố hôm 10/1, China Evergrande cho biết họ đã chuyển đến một tòa nhà khác thuộc sở hữu của tập đoàn để tiết kiệm tiền thuê nhà.

Công ty đang chịu sự giám sát trực tiếp của chính quyền tỉnh Quảng Đông. Một ủy ban quản lý rủi ro mới đã được ra đời, bao gồm những quan chức địa phương và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp quốc doanh.

Hồi đầu tháng 12/2021, Fitch hạ xếp hạng của China Evergrande xuống "vỡ nợ giới hạn" sau khi tập đoàn không thể trả hai khoản lãi trái phiếu coupon trong khoảng thời gian ân hạn.

Theo tính toán của Bloomberg, doanh số bán nhà trong năm 2021 (tính theo hợp đồng) của China Evergrande đã giảm 39% so với năm trước đó xuống 443 tỷ NDT (tương đương 70 tỷ USD). Hồi đầu năm, tập đoàn đặt mục tiêu 750 tỷ NDT.

Doanh số bán bất động sản của China Evergrande đã giảm đều đặn kể từ hồi giữa năm. Nguyên nhân là các hoạt động xây dựng nhà ở bị đình trệ bởi tập đoàn không thể thanh toán cho nhà cung cấp và nhà thầu.

Kể từ tháng 10 trở đi, doanh số bán nhà của tập đoàn này gần như đóng băng. Tính đến ngày 20/10, doanh số tính theo hợp đồng đã đạt 442 tỷ USD.

Thảo Phương

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...

Fitch hạ triển vọng tín nhiệm nợ của Trung Quốc xuống mức tiêu cực

Fitch Ratings hạ triển vọng tín nhiệm nợ nước ngoài dài hạn của Trung Quốc từ ổn định xuống mức tiêu cực do rủi ro tài chính công tăng lên khi Bắc Kinh chuyển đổi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98