Năm 2022: Kinh tế toàn cầu có giảm tốc?

27/01/2022 20:04
27-01-2022 20:04:00+07:00

Năm 2022: Kinh tế toàn cầu có giảm tốc?

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố mới đây, các biến thể Covid-19 lan rộng, lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập là những nguyên nhân chủ yếu khiến tăng trưởng kinh tế thế giới có thể chậm lại vào năm 2022.

Nguy cơ hiện hữu

Năm 2021, tăng trưởng toàn cầu ở mức khoảng 5,5%, nhưng năm nay dự báo sẽ thấp hơn. Thậm chí, trong bối cảnh dịch Covid – 19 rất khó đoán, tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể và chỉ đạt 4,1% vào năm 2022 và 3,2% năm 2023. Ở tương lai gần, tình hình có thể không lạc quan hơn vì chi phí vận chuyển cao và nhiều yếu tố tác động đến lạm phát.

Người lao động có thể bị giảm thu nhập trong năm 2022

Phần lớn mức tăng trưởng dự kiến đến từ các nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel. Các thị trường mới nổi và những nền kinh tế đang phát triển (EMDE) chủ yếu sẽ tụt lại phía sau, do tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt hơn, và vết sẹo dai dẳng hơn từ đại dịch. Bên cạnh đó, dù nguồn cung cấp vắc-xin tăng lên, nhưng làn sóng các biến thể mới của Covid-19 như Delta và Omicron có thể phá hủy kế hoạch trong vòng vài tuần, thậm chí vài ngày khi các địa điểm rơi vào tình trạng đóng cửa hoặc một số nước đóng cửa biên giới.

WB cũng nhận thấy nguy cơ trong chi tiêu Chính phủ chưa từng có, chủ yếu vào kích thích kinh tế. Các Chính phủ thực sự đã gánh một khoản nợ khổng lồ. Năm 2020, nợ toàn cầu chiếm 263% tổng sản phẩm thế giới, mức cao nhất trong 50 năm. Nhưng ở đây, một lần nữa, thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển gặp bất lợi. Điều này nhất định dẫn đến các điều kiện tín dụng không thuận lợi hoặc không còn hạn mức tín dụng nào nữa. Các quốc gia trên cũng có thể phải đối mặt với lãi suất cao hơn, lạm phát gia tăng và tỷ giá hối đoái bất lợi.

Theo WB, tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ giảm từ mức ước tính 8% năm 2021 xuống còn 5,1% trong năm nay, một phần do ảnh hưởng của đại dịch kéo dài cũng như sự thắt chặt quy định bổ sung từ Bắc Kinh. Ngoài ra, các nền kinh tế tiên tiến được dự đoán sẽ chậm lại từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022. Quỹ đạo tăng trưởng của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ không đủ mạnh để đưa đầu tư hoặc sản lượng trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023. Đối với một số quốc gia nhỏ hơn hoặc thậm chí các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ ở dưới mức trước đại dịch.

2/5 nền kinh tế ở châu Phi cận Sahara và 1/2 các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi sẽ vẫn ở dưới mức GDP bình quân đầu người trước đại dịch vào năm 2023.

Gia tăng bất bình đẳng thu nhập

Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt là giữa các quốc gia. WB đề cập đến dữ liệu cho thấy, 60% hộ gia đình được khảo sát trong EMDE bị mất thu nhập vào năm 2020, trong khi những hộ gia đình ở các nước thu nhập thấp và ở châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Lạm phát vốn có xu hướng ảnh hưởng nặng nề nhất đến người lao động có thu nhập thấp, đang ở mức chưa từng thấy kể từ năm 2008. Giá cả tăng sẽ hạn chế chính sách tiền tệ ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Covid-19 cũng đẩy tổng nợ toàn cầu lên mức cao nhất trong nửa thế kỷ và có thể làm phức tạp nỗ lực giảm nợ phối hợp trong tương lai. Những người thuộc nhóm thu nhập thấp hơn như phụ nữ, lao động phổ thông và phi chính thức chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, phần nào đã đảo ngược sự suy giảm bất bình đẳng thu nhập khó khăn trong 20 năm qua.

Các chuyên gia cho rằng, 100 triệu người nữa có thể phải trải qua cảnh nghèo cùng cực trong năm nay vì đại dịch Covid. Đồng thời, người giàu ngày càng giàu hơn khi giá cổ phiếu và tài sản của các công ty công nghệ đạt mức cao mới.

Rủi ro do Covid - 19

Theo Chủ tịch WB - David Malpass, nếu các biến thể như Omicron vẫn tồn tại thì có thể làm giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu của WB. Các nước đang phát triển đang phải đối mặt với các vấn đề dài hạn nghiêm trọng liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, các chính sách vĩ mô toàn cầu và gánh nặng nợ. Có một khoảng cách đang gia tăng giữa tốc độ tăng trưởng và tốc độ tiêm chủng của các nền kinh tế tiên tiến. Sự bất bình đẳng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn về thu nhập bình quân đầu người và thu nhập trung bình, với những người ở các nước đang phát triển bị bỏ lại phía sau và tỷ lệ đói nghèo gia tăng.

WB cũng chỉ ra rằng, sự đảo ngược trong giáo dục từ việc đóng cửa trường học sẽ có tác động vĩnh viễn, quá lớn đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kể từ đầu năm 2020, đã có hơn 300 triệu trường hợp nhiễm Covid -19 được báo cáo và hơn 5,5 triệu người đã tử vong. Việc triển khai vắc-xin còn ít hơn bình đẳng, với các quốc gia nghèo hơn đang phải vật lộn để có được nguồn cung cấp đủ liều vắc xin. Thông tin do Our World In Data (ấn phẩm trực tuyến khoa học tập trung vào các vấn đề toàn cầu lớn) công bố cho thấy, trong khi 9,49 tỷ liều vắc-xin đã được sử dụng trên toàn thế giới, thì chỉ có 8,9% người dân ở các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều. Nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm cả WB cũng như WHO đã kêu gọi phân phối vắc - xin rộng rãi và công bằng hơn để kiểm soát đại dịch.

Việt Dũng

Báo Công Thương





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98