Nhịp đập Thị trường 24/01: Chỉ còn ngân hàng trụ vững
Nhịp đập Thị trường 24/01: Chỉ còn ngân hàng trụ vững
Đã không có bất ngờ nào xảy ra vào cuối phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index đóng cửa với mức giảm sâu -2.25%, còn 1,439.71 điểm. HNX-Index có diễn tương tự khi đóng cửa chỉ còn 400.76 điểm, mất 4.09%.
VHM là cổ phiếu kéo thị trường giảm sâu nhất khi lấy đi hơn 3 điểm. Kế đến là GVR, VIC và HPG với việc lấy đi lần lượt hơn 2 điểm. Theo sau là VPB, MSN, VRE và BCM khi có tổng mức giảm hơn 4 điểm. Trong khi đó, ở phía ngược lại, 2 cổ phiếu duy nhất có đóng góp được xem là đáng kể cho thị trường chung là VCB với mức góp hơn 1 điểm và ACB góp hơn 0.5 điểm.
Khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận của sàn HOSE đạt hơn 800 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch hơn 24,000 tỷ đồng. Sàn HNX đạt hơn 116 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch hơn 3,000 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên HOSE với 225.02 tỷ đồng nhưng mua ròng trên HNX với 3.26 tỷ đồng.
Bên bán chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong rổ VN30 với 24 mã giảm giá. SSI, GVR và POW là những cổ phiếu có tình trạng “múa bên trăng” trong phiên này. Kế đến là VRE và HPG với mức giảm cận sàn, TPB và MSN lần lượt đánh mất hơn 5% và hàng loạt các mã giảm khác. Ở chiều tăng, PNJ cùng 5 cổ phiếu ngân hàng là VCB, ACB, MBB, CTG và TCB là những cái tên vẫn duy trì được sắc xanh khi đóng của.
Với một ngày thị trường biến động mạnh, 24/25 nhóm ngành trên thị trường đều có trạng thái đỏ lửa. Giảm mạnh nhất là nhóm ngành tài chính khác (-9.25%) với IPA, OGC giảm sàn.
Như một kịch bản cũ thường được lập đi lập lại trong những ngày gần đây, ngành chứng khoán thuộc top những ngành giảm nhiều nhất nhiều nhất trên thị trường khi mất 7.24% với 16/25 mã giảm sàn và 8/25 mã đỏ. Trong đó, dẫn đầu là ông lớn SSI, HCM, VND, VCI,.. khi giảm hết biên độ.
Nhóm ngân hàng nổi lên với vai trò là điểm tựa tinh thần cho nhà đầu tư. Đây là nhóm ngành duy nhất vẫn giữ được sắc xanh. Dẫn đầu là VCB, cổ phiếu này đã có một phiên giao dịch hết sức tích cực khi bay cao và vượt mức đỉnh lịch sử tháng 07/2021. Trong khi đó, MBB với phiên tăng giá lần thứ 3, đang test lại vùng đỉnh lịch sử tháng 07/2021.
DGW đang là cái tên đáng chú ý trên thị trường khi có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp. Thông tin Xiaomi ký kết hợp đồng mới với Synnex FPT được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến cổ phiếu này.
14h25: Nằm sàn hàng loạt
VN-Index hiện giảm hơn 30 điểm khi sắc xanh sàn xuất hiện ở nhiều cổ phiếu ở các nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản. Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng cũng vơi dần sắc xanh và hiện đang đi cùng nhịp với thị trường.
Sau phiên giao dịch khả quan nhóm cổ phiếu họ FLC đã xuất hiện trạng thái kịch sàn quen thuộc. FLC, KLF, AMD, ROS, HAI và ART đều hiện sắc xanh sàn, ngoại trừ GAB đi ngang với thanh khoản hạn chế.
13h25: VN-Index lại giảm sâu
Một mình ngành ngân hàng không thể ngăn được đà lao dốc của thị trường khi mà hầu hết sắc đỏ đã lan rộng đến các ngành còn lại. Hiện tại, VN-Index có lúc rơi gần 20 điểm.
Ngoại trừ các cổ phiếu ngân hàng và nhóm dầu khí thì sắc đỏ đang hiện diện các mã còn lại của nhóm VN30. Trong đó, SSI, PDR và POW giảm khá mạnh với mức lùi trên 5%, HPG và MSN giảm hơn 4% và nhiều mã hiện sắc đỏ từ 2% đến 3%.
![]() Ngành ngân hàng là ngành xanh điểm duy nhất của thị trường ở thời điểm hiện tại. Nguồn:VietstockFinance
|
Phiên sáng: VN-Index chìm trong sắc đỏ dù ngân hàng vẫn tăng
Kết phiên sáng, VN-Index giảm 8.64 điểm, xuống còn 1,464.25 điểm; HNX-Index giảm 5.09 điểm, còn 412.75 điểm. Độ rộng toàn thị trường kết phiên sáng nghiêng về bên bán với 628 mã giảm và 208 mã tăng. Sắc đỏ đang áp đảo trong rổ VN30 với 19 mã giảm và 11 mã tăng.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt 436.2 triệu đơn vị, với giá trị là 13.3 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 67.3 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt 1.78 ngàn tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, ngân hàng là nhóm có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index, điểm sáng nhất là cổ phiếu VCB khi góp gần 5 điểm tăng cho chỉ số, theo sau là TCB, CTG, ACB… với gần 1 điểm tăng. Tuy vậy, sắc xanh của riêng cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa đủ để kéo chỉ số khi mà áp lực bán mạnh đang hiện diện ở nhiều nhóm ngành.
Với chỉ số HNX-Index, IDC, SHS và IPA hiện là những mã có tác động tiêu cực nhất đến chỉ số. Ngược lại, L14, CEO và BAB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất.
Tâm lý rút tiền nghỉ Tết đang hiện diện trên thị trường khi mà lực bán vẫn áp đảo lực mua. Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền tiếp tục rời khỏi nhóm cổ phiếu này, lực bán lớn khiến cho nhiều cổ phiếu giảm sâu như WSS, CTS, HBS, VIX… với mức giảm sàn và cận sàn.
Tại nhóm bán buôn, đáng chú ý vẫn là cổ phiếu DGW. Nỗi lo sợ của các nhà đầu tư về triển vọng kinh doanh của Digiworld dấy lên sau thông Xiaomi ký kết với một nhà phân phối khác. Tạm dừng phiên sáng, DGW tiếp tục nằm sàn phiên thứ 3 liên tiếp với dư bán sàn hơn 500 ngàn cổ phiếu.
Ngoài ra, sắc đỏ vẫn có sự áp đảo tại các nhóm ngành như nông – lâm – ngư, khai khoáng, bất động sản…
Ngược lại, diễn biến tại nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn ghi nhận sự tích cực với đầu tàu VCB tăng mạnh 4.4% và vượt đỉnh lịch sử, ACB theo sau với sắc xanh 3.7%, các mã TCB, MBB, KLB, CTG và SHB tăng trên 2%.
![]() Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 24/12. Nguồn: VietstockFinance
|
Ngân hàng đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 1.9%. Ngược lại, tài chính khác là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 6.75%.
Khối ngoại bán ròng 157 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó HPG và VIC là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 8.4 tỷ đồng, trong đó CEO là mã được mua ròng nhiều nhất.
10h30: Cổ phiếu ngành chứng khoán chìm trong sắc đỏ
VN-Index duy trì sắc đỏ của mình và hiện chỉ số này đang giảm hơn 16 điểm. Cùng với đó, sau khoảng thời gian đầu giao dịch trên mức tham chiếu, HNX-Index cũng đã quay đầu giảm mạnh và hiện đang sụt gần 4 điểm.
Bên bán vẫn đang chiếm ưu thế trong rổ VN30. Dẫn đầu đà giảm trong rổ vẫn đang là SSI và POW, hai cổ phiếu này giảm mạnh gần 4%. Theo sau đó là MSN, NVL và PDR. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu nhóm ngân hàng ACB, TCB, MBB, CTG cùng với PNJ là những mã tăng giá của rổ.
Bộ đôi VIC, VHM cùng với MSN đang là những mã có tác động tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index khi lấy đi gần 4 điểm của chỉ số này
Về nhóm ngành, chứng khoán hiện đang là một trong những ngành giảm điểm mạnh nhất. Gần như toàn bộ các mã trong nhóm đều đang giảm giá. Trong đó, các mã như SSI, VCI, SHS, MBS, FTS, VIX… đều giảm quanh mức 4-6%.
Ngành chế biến thủy sản cũng đang giao dịch tiêu cực. Giá cổ phiếu ANV lao dốc mạnh hơn 4%. Các mã FMC, IDI, ACL cùng giảm trung bình hơn 2%. Ông lớn VHC lùi về dưới mức tham chiếu.
Trong ngành vật liệu xây dựng, nhóm cổ phiếu thép tiếp tục lao dốc sau khi đánh mất vùng hỗ trợ gần nhất. Trong đó, NKG sụt giảm mạnh hơn 4%, HSG và POM lùi hơn 2%, HPG giảm hơn 1%. Nhóm cổ phiếu xi măng cũng đang giảm giá mạnh trong phiên. Mã HT1 lao dốc hơn 3%, BCC giảm hơn 2%.
10h00: Xuất hiện đợt rung lắc
Sắc đỏ lan rộng ở các chỉ số của thị trưởng với lực bán xuất hiện mạnh ở các cổ phiếu Large Cap như VIC, VHM, MSN, VCB, HPG,… Đà tăng trước đó của các cổ phiếu ngành ngân hàng bị thu hẹp cũng là nguyên nhân chính khiến VN-Index có lúc giảm tới 18 điểm.
Rổ VN30 có trên 20 mã giảm giá và chỉ còn có 5 mã tăng, trong đó ACB và TCB dẫn đầu khi cùng tiến hơn 5%, MBB và CTG tăng hơn 1%. Ở chiều giảm giá, SSI, MSN và POW lùi hơn 3% là những mã giảm mạnh nhất, đa số các mã còn lại có sắc đỏ từ 1% đến 2%.
Mở cửa: Thận trọng ở phiên đầu tuần
Giai đoạn gần Tết thường là thời điểm thị trường chứng khoán ít có sự biến động và thanh khoản duy trì ở mức thấp. VN-Index hiện đang giảm hơn 6 điểm. Nhóm chứng khoán hiện đang là nhóm có mức giảm mạnh nhất thị trường.
VN30-Index hiện đang giảm ít hơn thị trường chung, mức giảm hiện chỉ khoảng 0.3%. Dẫn đầu đà giảm của nhóm này là cổ phiếu SSI, cụ thể hơn 2%. Cổ phiếu POW, MSN hay VIC theo ở đằng sau, mức giảm trung bình gần 2%. Ở chiều tích cực, các cổ phiếu ngân hàng đang cho thấy xu hướng tích cực. Cổ phiếu ACB tăng mạnh hơn 3%, MBB, CTG, TCB hay HDB cũng đồng loạt tăng nhẹ quanh mức 1-2%.
Cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới thị trường đang là ACB, GAS và TCB. Trong khi đó, riêng bộ đôi VIC và VHM đang kéo thị trường giảm nhiều nhất, mức giảm tổng cộng hiện đang hơn 2 điểm.
Hầu hết toàn bộ các mã cổ phiếu chứng khoán đều đỏ lửa, bất chấp kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt ở nhiều công ty. Các cái tên lớn trong ngành như VND, VCI, HCM hay MBS đều đang giao dịch dưới mức tham chiếu, với mức giảm 2-3%.
Lý Hỏa
Tin cùng chuyên mục
Thị trường chứng quyền 24/05/2022: Bên bán lại áp đảo
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/05/2022, toàn thị trường có 85 mã giảm, 5 mã tăng và 12 mã đứng giá. Khối ngoại mua ròng trở lại với tổng mức mua ròng gần 680 ngàn đơn vị.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/05/2022, toàn thị trường có 85 mã giảm, 5 mã tăng và 12 mã đứng...
Chứng khoán phái sinh Ngày 24/05/2022: Thị trường đang tiềm ẩn nhiều rủi ro
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/05/2022. Basis hợp đồng VN30F2206 thu hẹp so với phiên trước đó và đạt giá trị -2.25 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu đã bớt bi quan hơn về triển vọng của VN30-Index.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 23/05/2022. Basis hợp đồng...
LAI 30.3 (0)
Vietstock Daily 24/05/2022: Giao dịch thận trọng trong ngắn hạn
VN-Index giảm mạnh hơn 20 điểm với khối lượng giao dịch duy trì ở mức thấp cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đang khá bi quan. Tuy nhiên, sự trở lại của dòng tiền thông minh là một tín hiệu tích cực với chỉ số.
Nhịp đập Thị trường 23/05: Cổ phiếu thủy sản vẫn trụ vững
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 21.9 điểm, xuống còn 1,218.81 điểm; HNX-Index giảm 6.36 điểm, xuống còn 300.66 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 598 mã giảm và 238 mã tăng. Trong rổ VN30, sắc đỏ áp đảo với 27 mã giảm, 1 mã giảm và 2 mã tham chiếu.
Thị trường chứng quyền Tuần 23-27/05/2022: Sự thận trọng tiếp tục chi phối?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/05/2022, toàn thị trường có 64 mã giảm, 25 mã tăng và 22 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 2.7 triệu đơn vị.
Vietstock Weekly 23-27/05/2022: Triển vọng ngắn hạn đang cải thiện
Trong khung thời gian tuần (16-20/05/2022), VN-Index tăng điểm trở lại và chấm dứt đà lao dốc trước đó. Cây nến với bóng mờ bên dưới dài xuất hiện cho thấy có lực cầu nâng đỡ tại vùng giá thấp.
Trong khung thời gian tuần (16-20/05/2022), VN-Index tăng điểm trở lại và chấm dứt đà lao dốc trước...
Chứng khoán phái sinh Tuần 23-27/05/2022: Vẫn còn tâm lý giằng co
Các hợp đồng tương lai hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 20/05/2022. Basis hợp đồng VN30F2206 mở rộng hơn so với phiên trước và đạt giá trị -5.71 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã bi quan hơn về triển vọng của VN30-Index.
Các hợp đồng tương lai hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 20/05/2022. Basis hợp đồng...
LAI 30.3 (0)
Chứng khoán Tuần 16-20/05/2022: Tăng trong nghi ngờ
VN-Index có tuần giao dịch hồi phục với mức tăng gần 58 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn đang duy trì ở mức thấp cho thấy tâm lý giao dịch của nhà đầu tư vẫn đang khá dè chừng.
Nhịp đập Thị trường 20/05: Kết phiên giảm nhẹ
Sau một ngày giao dịch trong biên độ hẹp so với những ngày gần đây, VN-Index kết phiên giảm nhẹ 0.93 điểm (0.07%) còn 1,240.71 điểm. Số cổ phiếu tăng/giảm giá tương ứng là 209(12 trần)/223(1 sàn). Giá trị giao dịch của sàn HOSE ở mức khá thấp, đạt 12,460 tỷ đồng, tương ứng gần 505 triệu cổ phiếu.
Thị trường chứng quyền 20/05/2022: Bên bán tiếp tục chiếm ưu thế
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/05/2022, toàn thị trường có 70 mã giảm, 29 mã tăng và 14 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt gần 1.1 triệu đơn vị.