Sàn giao dịch nợ xấu giúp tạo lập thị trường mua bán nợ
Sàn giao dịch nợ xấu giúp tạo lập thị trường mua bán nợ
Để đẩy nhanh quá trình mua bán nợ, sàn giao dịch nợ đã chính thức được thành lập từ giữa tháng 10/2021.
![]() Ảnh minh họa
|
Sau 3 tháng, trên 51 tổ chức, cá nhân đã đăng ký tham gia sàn giao dịch. Điều này kỳ vọng sẽ giúp hoạt động trên thị trường mua bán nợ sôi động hơn trong thời gian tới.
Hàng trăm khoản nợ có tài sản đảm bảo, với dư nợ hơn 9.000 tỷ đồng đều được đăng tải công khai trên sàn giao dịch, giúp các tổ chức xử lý nợ dễ dàng tiếp cận, trao đổi mua bán với nhau.
"Bên có nhu cầu mua nợ và bên có nhu cầu bán nợ dễ dàng gặp gỡ nhau hơn, dễ dàng trao đổi thông tin và có thể kết nối với nhau để hoạt động xử lý, thu hồi nợ được triển khai nhanh hơn, góp phần giúp thị trường mua bán nợ công khai, minh bạch", ông Võ Xuân Dũng, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm xử lý mua bán nợ MB AMC, cho biết.
Minh bạch thông tin cũng được nhận định là yếu tố quan trọng giúp thu hút nhà đầu tư quan tâm hơn tới việc đấu giá tài sản đảm bảo của các khoản nợ. Trong năm qua, VAMC đã tổ chức hơn 14 cuộc đấu giá, bán được giá cao hơn, có khoản nợ thu về hơn 700 tỷ đồng.
"Các khoản nợ xấu hiện nay mua theo thị trường hầu hết là khoản nợ xấu tương đối lớn. Tuy nhiên, khi có sàn giao dịch nợ, những khoản nợ 2 - 3 tỷ, 5 - 7 tỷ giao dịch thuận lợi hơn trong quá trình xử lý nợ xấu. Những khoản nhỏ sẽ đưa qua sàn giao dịch nợ để thực hiện tư vấn, môi giới, hỗ trợ giữa người mua và người bán", ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Công ty Quản lý tài sản VAMC, nhận định.
Có tài sản bán, nhưng để thị trường giao dịch sôi động cần có thêm nhiều người mua. Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về mua bán nợ xấu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy các chuyên gia cũng kiến nghị cần hoàn thiện chính sách để mở rộng chủ thể tham gia thị trường, đồng thời cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu để tạo hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản bảo đảm.
Hoa Trà
Tin cùng chuyên mục
Sacombank tích hợp tính năng xác thực giao dịch trên ứng dụng Sacombank Pay
Từ ngày 25/5/2022, Sacombank triển khai Smart OTP - tính năng xác thực giao dịch miễn phí giúp khách hàng thực hiện giao dịch nhanh chóng chỉ trên một ứng dụng Sacombank Pay.
Từ ngày 25/5/2022, Sacombank triển khai Smart OTP - tính năng xác thực giao dịch miễn phí giúp...
NFC 15.9 (-0.1)
Bắt nhóm cho vay nặng lãi tới hơn 2.000% một năm, cắt ghép ảnh để "bôi xấu" con nợ
Cho vay không cần gặp mặt hay ký kết nào, nhưng chỉ cần "con nợ" không trả gốc như cam kết, số tiền sẽ được nhân lên, "lãi mẹ đẻ lãi con" lên tới 1.570% - 2.190%/năm và bị cắt ghép hình ảnh tung lên mạng xã hội bôi nhọ uy tín, làm nhục.
Cho vay không cần gặp mặt hay ký kết nào, nhưng chỉ cần "con nợ" không trả gốc như cam kết, số tiền...
Hỗ trợ các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu
Các đại biểu khẳng định xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã mang lại những lại chuyển biến rất tích cực, góp phần duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%, từng bước bảo đảm quyền của chủ nợ.
Các đại biểu khẳng định xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã mang lại những lại chuyển biến rất...
Ngân hàng nào phân loại nợ chưa phù hợp và trích lập dự phòng chưa chính xác?
Sau kiểm toán, VietinBank và PGBank đều bị điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 và tăng dư nợ ở các nhóm còn lại...
Sau kiểm toán, VietinBank và PGBank đều bị điều chỉnh giảm dư nợ nhóm 1 và tăng dư nợ ở các nhóm...
Viễn cảnh của tỷ giá trước cuộc "so găng" giữa kiều hối và xu hướng mạnh lên của đồng đô la
Dòng kiều hối liên tục tăng trong thời gian vừa qua đã hỗ trợ rất lớn đối với điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước...
UBKT của Quốc hội thống nhất với Chính phủ kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu
Tại kỳ họp thứ 3 sáng 25/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 42 và đề xuất việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 của Chính phủ.
Tại kỳ họp thứ 3 sáng 25/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 42 và đề xuất việc kéo...
Nỗi lo đứt gãy dòng tiền
Tín dụng tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm là một tín hiệu quan trọng, phản ánh quá trình phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về việc kiểm soát, thắt chặt tín dụng và nguy cơ đứt gãy dòng tiền từ các doanh nghiệp.
Tín dụng tăng trưởng tích cực ngay từ những tháng đầu năm là một tín hiệu quan trọng, phản ánh quá...
Đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng giả: Đề nghị truy tố 74 bị can
Để không bị phát hiện, các bị can trong đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng giả đã gặp gỡ, móc nối và nhiều lần đưa hối lộ cho cán bộ hải quan
Để không bị phát hiện, các bị can trong đường dây buôn lậu 200 triệu lít xăng giả đã gặp gỡ, móc...
USD 14 (0)
Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiêm khắc với sở hữu chéo, cho vay BOT
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực đối với các dự án BOT, BT giao thông để hạn chế rủi ro thanh khoản.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực đối với...
BOT 8.3 (0.1)
OCB triển khai tính năng thanh toán qua nhận diện khuôn mặt Facepay
OCB triển khai thành công tính năng Facepay cho phép khách hàng thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt, không dùng tiền mặt, không thẻ ngân hàng, không điện thoại. Trở thành một trong hai ngân hàng dẫn đầu xu hướng thanh toán hiện đại này tại Việt Nam.