Thấy gì từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2021?

19/01/2022 14:17
19-01-2022 14:17:00+07:00

Thấy gì từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2021?

Nền kinh tế Trung Quốc như cỗ xe phản lực băng băng tiến về phía trước bất chấp khó khăn chung toàn cầu.

Cảng Thượng Hải vận tải khối lượng hàng hóa lớn nhất toàn cầu 12 năm liên tục

Kết thúc năm 2021 nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,1%, cao hơn dự báo trong nước nhưng thấp hơn dự báo do các tổ chức quốc tế đưa ra. Mức tăng trưởng tương đương 2.000 tỷ USD, bằng với một nền kinh tế trung bình khá ở châu Âu, gấp nhiều lần quy mô những nền kinh tế trung bình ở châu Á.

Bất chấp nhiều lo ngại, Trung Quốc vẫn là thị trường hấp dẫn nhất hành tinh. Năm qua một loạt ngân hàng lớn ở phố Wall như Goldman Sachs, JP Morgan và HSBC đã tăng cường rót vốn vào quốc gia châu Á sau khi quy định sở hữu tài chính cho doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng.

Trung Quốc bắt đầu “hội nhập” tốt hơn sau nhiều vòng đàm phán thương mại với Mỹ. Hay nói cách khác đã có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa theo hướng nới lỏng để tạo thêm động lực mới, bít lỗ hổng già hóa dân số, gánh nặng an sinh xã hội.

Trung Quốc vẫn nắm hầu hết chuỗi cung ứng toàn cầu. Tất cả vẫn trông cậy vào “công xưởng thế giới” về nguyên phụ liệu, hàng thành phẩm và thị trường tiêu thụ. Lợi thế này sẽ củng cố thêm trong năm nay khi đại dịch lắng xuống Trung Quốc sẽ gia tăng thị phần xuất khẩu toàn cầu.

Trung Quốc dành rất nhiều thời gian trong năm 2021 để “dẹp loạn” thị trường bất động sản cũng như kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân khổng lồ. Bắc Kinh vạch ra “ba lằn ranh đỏ” hạn chế mức vay tương đương với dòng tiền; tài sản và mức vốn của doanh nghiệp bất động sản.

Với chính sách này, dòng tiền đang được điều chỉnh tập trung vào lĩnh vực cần ưu tiên như trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn, vi mạch, năng lượng tái tạo,…là động lực nội tại giúp “gã khổng lồ” châu Á duy trì phong độ phát triển và khẳng định đẳng cấp nền kinh tế.

Đảng cộng sản Trung Quốc ra Nghị quyết lịch sử lần thứ 3, “bẻ lái” nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào bất động sản, hạ tầng; tập trung nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo. Báo cáo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc nêu ra triết lý “Sản xuất là nền tảng quyết định sức mạnh của quốc gia và vị thế tương lai của quốc gia đó trên thế giới”.

Được điều hành bởi nhà nước toàn năng, dựa vào chính sách thống nhất từ trên xuống dưới và khả năng “túc trí đa mưu” của giới tinh hoa đất nước, nền kinh tế Trung Quốc như cỗ xe mạnh mẽ, giàu năng lượng đang di duyển với tốc độ chóng mặt.

Trung Quốc vượt Mỹ chỉ là vấn đề thời gian

Trước đại dịch COVID-19, khả năng Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai gần đã được thảo luận sôi nổi. Qua 3 năm dịch bệnh, nền kinh tế - chính trị Trung Quốc đã phát tiết tất cả những gì là nội lực, tính ưu việt mang bản sắc Trung Hoa.

Ví dụ, với hệ giá trị dân chủ phương Tây rất khó áp dụng “zero COVID”, ông Joe Biden còn dè chừng với đảng Cộng hòa trước khi áp đặt ý chí chính trị vào kinh tế, xã hội Mỹ. Hoặc, cũng là kìm hãm BigTech, nhưng Washington mất nhiều thời gian hơn Bắc Kinh.

Ở bên kia Thái Bình Dương, Tổng thống Joe Biden chuẩn bị kết thúc năm đầu tiên trên cương vị ông chủ Nhà trắng - với rất nhiều thách thức, khó khăn, nhiều chương trình, kế hoạch lớn dở dang. Mới đây Mỹ mất ngôi quốc gia giàu nhất toàn cầu vào tay Trung Quốc, tăng trưởng GDP Mỹ nhiều năm liền thấp hơn cường quốc châu Á.

Trương Khắc Hà

Diễn Đàn Doanh Nghiệp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98