Thủ tướng kể về quyết định không ban bố tình trạng khẩn cấp ở TP.HCM

24/01/2022 21:30
24-01-2022 21:30:00+07:00

Thủ tướng kể về quyết định không ban bố tình trạng khẩn cấp ở TP.HCM

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ giai đoạn dịch cao điểm, TP.HCM đề xuất và Chính phủ đã cân nhắc rất kỹ việc ban bố tình trạng khẩn cấp.

Trong bài phát biểu gần một giờ tại buổi làm việc ở Sở Y tế TP.HCM ngày 24/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính điểm lại nhiều dấu mốc quan trọng và kỷ niệm, bài học trong quá trình chống dịch của thành phố.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh TP.HCM là nơi có thành phần dân cư phong phú, đa dạng nhất cả nước, rất đặc thù. Do đó, biện pháp phải vừa tổng thể, vừa khác biệt.

Thay đổi tư duy chống dịch

Theo Thủ tướng, năm 2021, TP.HCM đóng góp rất quan trọng sự thay đổi tư duy, là nơi đi trước đón đầu, thực hiện thí điểm nhiều hoạt động có tính chất quyết định đến công tác phòng, chống dịch.

Nghị quyết 128 được bàn hành xuất phát từ nhiều bài học của TP.HCM. Lúc đó, Chính phủ rất thận trọng, nhấn mạnh đây là "quy định tạm thời" để tiếp tục tổng kết, rút kinh nghiệm và bổ sung. Đến nay, thành phố là địa phương đi đầu thí điểm nghị quyết và đã thực hiện rất tốt.

Một thành quả khác của TP.HCM là giữ được bản lĩnh lúc khó khăn và phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các tỉnh, thành, bộ, ngành...

"Đến giờ, rất mừng là TP.HCM xanh", Thủ tướng bày tỏ sau khi chỉ ra những điểm quan trọng trong phòng, chống dịch của thành phố lớn nhất nước.

phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM ảnh 1

Thủ tướng đánh giá TP.HCM đã bình thường một cách tự tin, không như trước đây là bình thường nhưng còn lo sợ. Ảnh: Phạm Ngôn.

Thủ tướng kể lại trong thời điểm khó khăn nhất, TP.HCM đã đề nghị công bố tình trạng khẩn cấp. Chính phủ họp đến 0h30 vẫn không thể thống nhất có tuyên bố tình trạng khẩn cấp hay không. Khi đó, nhiều ý kiến đề xuất công bố để huy động nguồn lực.

Sau khi báo cáo Tổng bí thư và họp bàn với lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ thống nhất chủ trương không công bố tình trạng khẩn cấp, nhưng áp dụng một số biện pháp như tình trạng khẩn cấp. Dựa trên quan điểm người dân phải được tiếp cận từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở với biện pháp y tế và an sinh xã hội, Chính phủ quyết định chủ trương lấy xã, phường làm pháo đài, người dân làm chiến sĩ.

"Câu hỏi đặt ra là không công bố tình trạng khẩn cấp thì phải tăng cường lực lượng vào - quân đội, y tế, công an. Nhưng tăng cường, tổ chức thế nào lại là vấn đề", ông nói.

Giải pháp được nhắc đến là thành lập trạm y tế lưu động để người dân được tiếp xúc sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở để chặn việc lây lan. Đây là bài học rất quan trọng trong đợt chống dịch vừa qua.

phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với ngành y tế sáng 24/1. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Một bài toán khác là phải đảm bảo an sinh trong giãn cách. Chính phủ và TP.HCM đã tính đến giải pháp phải di dời dân. Thủ tướng kể tại Bắc Ninh, Bắc Giang, quá trình di dời dân được ra quyết định và thực hiện rất nhanh. Quân đội được điều động dời đi nơi khác, nhường doanh trại cho người dân. Thế nhưng, cách làm này không thể áp dụng cho TP.HCM.

"TP.HCM có quận gần một triệu người. Một phường có khi bằng cả huyện ở tỉnh khác. Di dời đi đâu? Rất khó khăn!", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Trước tình hình đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM ra quyết định chăm sóc F0 tại nhà.

Tự tin mở cửa

Nhìn lại hành trình vừa qua, Thủ tướng chia sẻ điều ông mừng nhất hiện nay là TP.HCM đã rất tự tin để mở cửa.

"Cách đây mấy tuần, Cần Thơ và các tỉnh xung quanh có nhiều ca nhiễm, chuyển nặng, tử vong tăng thì rất sốt ruột. Nhưng TP.HCM bình tĩnh. Thành phố đã bình thường một cách tự tin, không như trước đây là bình thường nhưng còn lo sợ bởi đã trải qua thời kỳ khó khăn nên trưởng thành rất nhiều", Thủ tướng đánh giá.

phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM ảnh 3

Thủ tướng tặng quà và chúc Tết Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Nói về kết quả phát triển kinh tế thời gian qua, Thủ tướng tổng kết ngắn gọn: Thu đủ chi, xuất đủ nhập, và làm đủ ăn. Bên cạnh đó, thị trường lao động được cân đối.

Kết quả là năm qua, trong điều kiện khó khăn, Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,58% so với năm 2020, quy mô nền kinh tế tăng 300.000 tỷ. Ngoài ra, an ninh quốc phòng ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực được đảm bảo.

Nói về nhiệm vụ năm 2022, Thủ tướng nhấn mạnh tình hình còn diễn biến phức tạp, khó lường. TP.HCM không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, dù đã có kinh nghiệm.

Đẩy mạnh cải cách hành chính cũng là nhiệm vụ được Thủ tướng lưu ý. TP.HCM phải đấu thầu, mua sắm công khai, minh bạch trang thiết bị y tế, góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó là khuyến khích đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm.

Năng lực y tế của khối y tế dự phòng phải được nâng cao, sát với tình hình nhưng không nên cực đoan. Thủ tướng dẫn chứng vừa qua có trường hợp biến trạm xá thành bệnh viện là chưa khoa học, chưa hợp lý.

Nhắc lại vừa qua nhiều cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế bỏ việc, Thủ tướng yêu cầu quan tâm chăm lo và có chế độ chính sách cho đội ngũ này, đặc biệt là thanh toán chi phí trong phòng, chống dịch.

phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM ảnh 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc Tết trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè, TP.HCM. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, chúc Tết, tặng quà Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè, TP.HCM. Ông yêu cầu có sự quan tâm đặc biệt, có cơ chế, chính sách đặc thù. Thủ tướng lưu ý bố trí, phân công công việc hợp lý, hiệu quả nhất, có thể tuyển dụng thêm nhân sự, trong đó có giáo viên về tâm lý để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc tốt hơn.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị nghiên cứu việc xã hội hóa để huy động nguồn lực từ xã hội cho việc chăm sóc các cháu, trên tinh thần Nhà nước và xã hội cùng lo. Với chế độ, chính sách đặc thù, nếu cần thiết thì báo cáo HĐND TP.HCM xem xét, quyết định.

Thu Hằng

Zing.vn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98