Vì sao Việt Nam chỉ thu hút được dòng tiền đầu cơ?

24/01/2022 08:51
24-01-2022 08:51:56+07:00

Vì sao Việt Nam chỉ thu hút được dòng tiền đầu cơ?

Việc bán gần 75 triệu cổ phiếu nhưng không công bố thông tin của ông Trịnh Văn Quyết có lẽ là thông tin gây tốn kém nhiều giấy mực nhất trong suốt tuần qua. Sự kiện trên lại một lần nữa cho thấy câu chuyện về tính minh bạch của thị trường chứng khoán sẽ vẫn là một chuyện lớn cần giải quyết cho bài toán nâng hạng và sau nâng hạng để hòa nhập với thông lệ quốc tế…

Chưa bao giờ chúng ta lại thấy những động thái quyết liệt như vậy của các cơ quan quản lý nhà nước, sau sự kiện “bán chui” cổ phiếu vừa qua, khi một giao dịch với hàng chục triệu cổ phiếu khớp lệnh phải thực hiện bồi hoàn cho các nhà đầu tư đã thực hiện, người vi phạm bị phạt hành chính 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng. Cách giải quyết cứng rắn trên cho thấy một quyết tâm của cơ quan quản lý cho những kỳ đánh giá lại sắp tới của các tổ chức xếp hạng thị trường như MSCI và FTSE.

Giá trị của việc nâng hạng

Có lẽ chính vì những chế tài còn chưa thực sự đủ tính răn đe trong suốt thời gian qua đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam, dù rất hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng, nhưng vẫn chưa thể thu hút được dòng vốn ngoại từ các quỹ đầu tư lớn khi các tổ chức xếp hạng thị trường như MSCI hay FTFE vẫn duy trì quan điểm về thứ hạng thị trường cận biên của Việt Nam.

Thậm chí trong lần đánh giá lại trong năm 2020, theo quan điểm của MSCI, bản chất của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có nhiều thay đổi so với năm 2014. Những kết luận của MSCI cho thấy thị trường dù đã có giá trị vốn hóa tăng hơn gấp gần 7 lần cùng với thanh khoản đã tăng gấp 10 lần so với năm 2014, tuy nhiên các tiêu chí định tính thể hiện chất lượng và tính minh bạch của thị trường vẫn không có nhiều thay đổi.

Tính minh bạch của một thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định phân bổ dòng vốn của các quỹ đầu tư quốc tế. Việc không thể thăng hạng khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tuột đi rất nhiều cơ hội so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan và Malaysia, vốn được xếp vào nhóm thị trường đang phát triển.

Dòng vốn của các quỹ đầu tư không phân bổ đồng đều giữa các nhóm thị trường mà tập trung vào các thị trường vốn có tính minh bạch cao. Các số liệu thống kê năm 2020 cho thấy hơn 80% dòng vốn của các quỹ đầu tư toàn cầu vẫn đang tập trung vào các thị trường chứng khoán phát triển. Trong phần 20% còn lại, các thị trường chứng khoán đang phát triển cũng chiếm đến 80-90%. Như vậy, tính tổng cộng thì các thị trường cận biên như Việt Nam chỉ có thể thu hút từ 2-3% tổng các dòng vốn của các quỹ đầu tư trên thế giới. Như vậy, số vốn mà các quỹ đầu tư phân bổ vào cho gần 30 thị trường cận biên tính ra lại thấp hơn rất nhiều so với số vốn họ phân bổ vào chỉ một thị trường phát triển có quy mô trung bình như Pháp, với tỷ trọng 4% như hình bên dưới.

Phần lớn các dòng vốn đầu tư toàn cầu đến từ các quỹ tương hỗ, vốn dĩ là phần tài sản của các hộ gia đình trên thế giới. Do đó, mục tiêu bảo toàn vốn và phát triển trong dài hạn đối với các gia đình này rất quan trọng.

Sở dĩ có sự phân bổ không đồng đều giữa các nhóm thị trường là do tính chất của các dòng vốn đầu tư không đơn giản như trong cách đầu tư của chúng ta. Phần lớn các dòng vốn đầu tư toàn cầu đến từ các quỹ tương hỗ, vốn dĩ là phần tài sản của các hộ gia đình trên thế giới. Do đó, mục tiêu bảo toàn vốn và phát triển trong dài hạn đối với các gia đình này rất quan trọng. Các quỹ đầu tư quản lý tài sản của các nhóm gia đình này phải xây dựng các chiến lược đầu tư thận trọng nhằm đảm bảo sự an toàn cho đồng vốn đầu tư.

Điều đó cũng góp phần lý giải tại sao các sản phẩm ETF đầu tư thụ động đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế trong thời gian qua. Các sản phẩm đầu tư này giúp nhà đầu tư tiếp cận với một rổ cổ phiếu đa dạng, đại diện cho tiềm năng tăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn cả là giúp cho danh mục đầu tư không chịu những rủi ro liên quan đến từng câu chuyện đặc thù của từng doanh nghiệp. Các cổ phiếu vốn hóa lớn ở thị trường Việt Nam vẫn được xem là những khoản đầu tư mạo hiểm trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Mức độ biến động lớn trong giá của các cổ phiếu thể hiện mức độ bất cân xứng trong thông tin qua các giai đoạn khác nhau, điều vốn rất rủi ro đối với tiêu chí đầu tư dài hạn của các quỹ đầu tư tương hỗ trên thế giới.

Phân loại thị trường và tính chất dòng vốn

Tính chất của các dòng vốn đầu tư rất khác nhau về cả chất lượng và tính ổn định. Điều mà một thị trường cần không phải chỉ là các dòng vốn ngắn hạn mà là các dòng vốn cam kết đầu tư dài hạn vào các kế hoạch phát triển của các doanh nghiệp đang niêm yết ở thị trường Việt Nam. Các quỹ đầu tư đang đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn là các dòng tiền đầu cơ và không thực sự gắn bó với sự phát triển dài hạn của thị trường. Điều đó được minh chứng khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động lớn trong thời gian qua thì dòng vốn ngoại đã rút mạnh. Việc chỉ thu hút được các dòng tiền đầu cơ cũng khiến cho thị trường chứng khoán thiếu những yếu tố nền tảng để có thể phát triển bền vững.

Việc nâng hạng trở thành một mục tiêu quan trọng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Hiệp hội Chứng khoán Việt Nam trong những năm qua khi hàng loạt dự án được Chính phủ nước ta và tổ chức quốc tế tài trợ để nâng cấp các yếu tố nền tảng của thị trường. Trong suốt giai đoạn vừa qua, chúng ta cũng đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ các nước trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như các tài liệu quan trọng như Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán để có thể nâng cấp nhận thức của thị trường về mức độ minh bạch của thị trường. Chúng ta cần thay đổi nhận thức về yêu cầu minh bạch của thị trường để hội nhập.

Thị trường chứng khoán hoạt động minh bạch là một trong những yếu tố nền tảng cơ bản để chúng ta có thể xây dựng một thị trường vốn hiệu quả. Khi xây dựng được một thị trường hiệu quả thì chúng ta có thể xây dựng được niềm tin từ các nhà đầu tư quốc tế, qua đó có thể dẫn dắt dòng vốn của xã hội vào các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế. Khi niềm tin của các nhà đầu tư vẫn còn thấp thì việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.

Việc xử lý răn đe đối với các trường hợp giao dịch cổ phiếu thiếu công khai nói trên đóng vai trò rất quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam có thể gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế về xu hướng minh bạch hóa, nhằm tạo ra sự thay đổi về chất của thị trường trong dài hạn.

Lê Hoài Ân

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98