Tôm hùm sẽ thu về hơn 3.000 tỉ đồng mỗi năm

28/04/2016 21:26
28-04-2016 21:26:54+07:00

Tôm hùm sẽ thu về hơn 3.000 tỉ đồng mỗi năm

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Quyết định 1412 phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, sẽ phát triển bền vững nuôi tôm hùm bằng lồng bè trong vũng, vịnh và biển ven bờ. Các cơ sở nuôi tôm hùm phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản và từng bước được cơ quan quản lý địa phương cấp mã số nhận diện giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tôm hùm.

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, nuôi bằng lồng bè trong vũng, vịnh kín và biển ven bờ đạt thể tích lồng nuôi 1 triệu m3, sản lượng 1.940 tấn/năm. Giá trị hàng hóa tôm hùm đạt 3.200 tỉ đồng/năm.

Đến năm 2030, nuôi bằng lồng bè trong vịnh kín và biển hở ven bờ đạt thể tích lồng nuôi hơn 1 triệu m3, sản lượng 2.200 tấn/năm. Nuôi trên bờ diện tích mặt đất 160 ha, sản lượng 480 tấn/năm. Giá trị hàng hóa đạt 4.300 tỉ đồng/năm. Sản xuất được 1 triệu con giống nhân tạo đảm bảo chất lượng cho nuôi thương phẩm. Về đối tượng nuôi, tập trung phát triển nuôi chủ lực là tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm đỏ và tôm hùm tre.

Quy hoạch nêu rõ vùng nuôi tôm hùm tập trung tại các tỉnh Quảng Bình, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nuôi tôm hùm ở đảo Lý Sơn. Ảnh: Internet

Quyết định cũng nêu rõ những giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện. Theo đó, ngân sách nhà nước đầu tư nâng cấp các trung tâm giống quốc gia, xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu cho các vùng nuôi tôm hùm tập trung; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ và nhập công nghệ mới, tiên tiến, kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và khuyến ngư.

Về khoa học công nghệ và khuyến ngư, huy động nguồn lực để tổ chức nghiên cứu tập trung, dài hạn trên cơ sở hợp tác với các quốc gia như Úc, New Zealand, Na Uy hoặc nhập công nghệ cao để chủ động sản xuất giống nhân tạo tôm hùm bông và công nghệ nuôi tôm hùm trên bờ.

Tổng vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên là 223 tỉ đồng và được phân thành hai giai đoạn. Từ nay đến năm 2020 đầu tư 72 tỉ đồng, trong đó từ ngân sách nhà nước là 60 tỉ đồng; định hướng từ 2020 đến 2030 là 151 tỉ đồng, trong đó từ ngân sách nhà nước là 117 tỉ đồng.

Quang Huy

pltphcm



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98