Công ty chứng khoán toan tính gì cho năm 2022?

30/03/2022 09:00
30-03-2022 09:00:00+07:00

Công ty chứng khoán toan tính gì cho năm 2022?

Đầu năm là khoảng thời gian để các công ty lên kế hoạch cho năm mới. Các công ty chứng khoán (CTCK) cũng không ngoại lệ. Họ đang ấp ủ những kế hoạch, dự định nào cho năm nay?

Lướt qua kế hoạch của các Công ty đã công bố, hầu hết đều đặt chỉ tiêu lợi nhuận tăng trưởng.

Kế hoạch năm 2022 được phần lớn CTCK xây dựng dựa trên dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Từ đó, tạo nền cho thị trường chứng khoán. Mặt khác, lượng nhà đầu tư cá nhân gia tăng nhanh và chiếm lĩnh thị trường trong những năm qua đang là động lực để khối CTCK đẩy mạnh các mảng môi giới, cho vay…

Kế hoạch lợi nhuận 2022 của một số CTCK
Đvt: Tỷ đồng

Nhóm CTCK top đầu thị phần như VNDirect (VND), Chứng khoán Bản Việt (VCI), Chứng khoán MB (MBS) đặt kế hoạch lãi ngàn tỷ đồng trong khi các CTCK tầm trung lên kế hoạch trong khoảng 300 - 500 tỷ đồng.

Nhìn vào mức tăng trưởng so với năm trước, có thể thấy một bộ phận CTCK đang khá thận trọng, đặt kế hoạch tăng lợi nhuận dưới 10%; nhất là các công ty có kết quả vượt mạnh kế hoạch 2021 như EVS (vượt 543%), CTS (vượt 167%), VCI (vượt 48%)…

Nhóm CTCK “trẻ” như Chứng khoán VPBank (VPBanksc), Chứng khoán Smart Invest (AAS), Chứng khoán Stanley Brother (SBSI), Chứng khoán Kiến Thiết (CSI), Chứng khoán Tiên Phong (TPS) lại lên kế hoạch khá lạc quan. VPBanksc đề ra chỉ tiêu lãi sau thuế hơn 630 tỷ đồng, gấp hơn 100 lần năm trước.

Smart Invest lên chỉ tiêu lãi sau thuế 480 tỷ đồng dù chỉ mới trước đây hai năm (giai đoạn 2018 - 2020), công ty này lãi vài chục tỷ đồng. Năm 2021, Công ty lãi sau thuế tới 378 tỷ đồng, gấp gần 15 lần kế hoạch.

Chứng khoán DNSE (DNSE) đặt mục tiêu lãi sau thuế tăng 420%, lên 283 tỷ đồng.

“Bắt trend” trái phiếu doanh nghiệp

Mảng môi giới, cho vay margin, 2 nghiệp vụ trọng yếu của CTCK vẫn là trọng tâm của nhiều công ty, nhất là top dẫn đầu thị phần như MBS, VCI, VNDirect.

Ngoài ra, các CTCK đang chen chân đua theo xu hướng mới: trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Cùng với sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong các năm trở lại đây, đã có nhiều CTCK kiếm bộn ở mảng này như TPS, Smart Invest, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS)... và khiến nhiều CTCK cố “bắt trend”.

VPBanksc (trước là Chứng khoán ACSC) sau khi về một nhà với VPBank sẽ không nhắm vào mục tiêu cạnh tranh thị phần môi giới mà chủ yếu nhắm vào các sản phẩm để phục vụ nhu cầu đầu tư của khách hàng như TPDN, chứng chỉ quỹ, phát hành TPDN, cho vay margin…

Chứng khoán Vietinbank (CTS) tận dụng sự hậu thuẫn từ ngân hàng mẹ Vietinbank đẩy mạnh hoạt động tư vấn TPDN. Năm 2022, Công ty đặt mục tiêu tham gia tư vấn, đại lý phát hành cho toàn bộ khối lượng trái phiếu doanh nghiệp dự kiến sẽ phân phối qua hệ thống Vietinbank.

Tương tự, VCI cũng đặt kế hoạch đánh mạnh vào mảng TPDN với chiến lược gia tăng nhận diện thương hiệu ở mảng phân phối trái phiếu, đẩy mạnh tư vấn và hoàn thiện hệ thống giao dịch trái phiếu.

Nhu cầu vốn vẫn lớn

Năm 2022, nhóm CTCK tiếp tục kiếm thêm nguồn vốn lớn thông qua các đợt phát hành tăng vốn hàng ngàn tỷ.

Điển hình như Smart Invest muốn tăng vốn từ 800 tỷ đồng lên 5,000 tỷ đồng. Công ty dự kiến trình cổ đông thông qua phương án phát hành 80 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000 đồng/cp (chỉ bằng 1/3 thị giá chốt phiên 07/03). Ngoài ra, HĐQT dự kiến phát hành 300 triệu cp riêng lẻ với giá 10,000 đồng/cp.

VPBanksc chào bán 865.1 triệu cp để tăng vốn điều lệ lên 8,920 tỷ đồng. Số tiền thu được sẽ dùng để bổ sung nguồn lực cho mảng kinh doanh môi giới, tự doanh và bảo lãnh phát hành.

TPS dự kiến tăng vốn điều lệ lên 5,000 tỷ đồng thông qua phát hành thêm 300 triệu cp. Số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu dự kiến 200 triệu cp và chào bán riêng lẻ dự kiến 100 triệu cp. Công ty cũng rục rịch huy động thêm 3,000 tỷ đồng trái phiếu bổ sung nguồn vốn cho các nhu cầu phát triển kinh doanh. Năm trước, TPS đã tăng vốn thêm 1,000 tỷ đồng.

Kế hoạch tăng vốn năm 2022 của một số CTCK
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Trong làn sóng tăng vốn của khối công ty chứng khoán, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn gấp đôi, lên 6,505 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 4/2022, sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận chào bán.

Chứng khoán Rồng Việt (VDS) cũng dự định thực hiện nhiều phương án phát hành cổ phiếu năm 2022, gồm: phát hành để trả cổ tức 100:35, tăng vốn cổ phần từ vốn chủ sở hữu 10:1, chào bán thêm cho cổ đông hiện hữu 2:1 và phát hành hơn 5 triệu cp ESOP. Khi hoàn tất, vốn điều lệ của VDS sẽ nâng lên 2,100 tỷ đồng.

Chứng khoán Everest (EVS) thông qua việc chào bán hơn 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đồng thời phát hành tối đa 5.15 triệu cổ phiếu ESOP, dự kiến vốn điều lệ sẽ tăng gấp đôi, từ 1,030 tỷ đồng lên gần 2,112 tỷ đồng.

Chí Kiên

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (10)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khoản tài sản ủy thác gần 900 tỷ đồng tại Red Capital đến từ đâu?

CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Đỏ (Red Capital) lãi hơn 3.7 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 13% so với cùng kỳ nhờ cải thiện rõ rệt hiệu quả hoạt động tài chính...

Hòa Phát lãi hơn 3,000 tỷ đồng trong quý 3, thực hiện 92% kế hoạch lợi nhuận năm

Quý 3/2024, Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế 3,022 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước.

CNG khoe lãi 9 tháng gần trăm tỷ ngay ngày chốt quyền cổ tức tỷ lệ 12%

Trong 9 tháng năm 2024, CTCP CNG Việt Nam (HOSE: CNG) lãi trước thuế hơn 92 tỷ đồng, thực hiện được 83% kế hoạch năm. Riêng quý 3, ước lãi gần 35 tỷ đồng, tăng 17%...

Doanh nghiệp cao su đầu tiên công bố kết quả quý 3, lãi cao nhất 11 năm

CTCP Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC) công bố kết quả quý 3/2024 với những con số vượt trội so với cùng kỳ và vượt xa kế hoạch năm. Giá cổ phiếu tăng trần với khối lượng...

Lộc Trời (LTG): Rủi ro tài chính tăng cùng tham vọng ngành gạo hậu M&A công ty Lộc Nhân

Quy mô tập đoàn Lộc Trời xét trên khía cạnh doanh thu lẫn bảng cân đối kế toán đều mở rộng nhanh chóng những năm qua, đi cùng với tham vọng trong ngành lúa gạo. Sự...

Siêu thị GO Quảng Ngãi bị phạt nặng vì xả nước thải ra môi trường

CTCP Đầu tư Bất động sản bán lẻ Hùng Cường, doanh nghiệp quản lý siêu thị GO Quảng Ngãi vừa bị UBND tỉnh xử phạt 215 triệu đồng vì hành vi xả nước thải ô nhiễm...

Công ty nước đầu tiên báo lãi 9 tháng tăng gần 500%, cổ phiếu tăng 150% từ đầu năm

CTCP Nước sạch Số 2 Hà Nội (UPCoM: NS2) lãi ròng hơn 29 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, mức cao nhất lịch sử hoạt động và tăng 481% so với cùng kỳ.

PDR lãi quý 3 giảm 50%, lộ diện bên nhận chuyển nhượng 24% vốn còn lại của BIDICI

Với việc không ghi nhận bất kỳ doanh thu nào từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, lãi ròng CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) trong quý 3/2024...

Một công ty chứng khoán bị UBCKNN phạt gần 178 triệu đồng

Ngày 10/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt gần 178 triệu đồng đối với CTCP Chứng khoán FPT (HOSE: FTS), do nhân sự thiếu các chứng chỉ, đồng thời...

Mảng môi giới và cho vay sụt giảm, DAS chỉ lãi mỏng trong quý 3

Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS) công bố BCTC quý 3/2024 với lãi ròng chưa đến 65 triệu đồng, giảm 97% so với cùng kỳ, do mảng môi giới và cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98