Mỹ cân nhắc thay đổi chính sách thương mại đối với Trung Quốc

31/03/2022 14:11
31-03-2022 14:11:00+07:00

Mỹ cân nhắc thay đổi chính sách thương mại đối với Trung Quốc

Đại diện Thương mại Mỹ thừa nhận rằng chiến lược áp đặt thuế quan quy mô lớn của Washington đối với Bắc Kinh có rất ít hoặc không ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Trung Quốc.

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 30/3, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai đã kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ nên tập trung vào các chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước, thay vì gây áp lực để Trung Quốc phải thay đổi các chính sách thương mại "không công bằng."

Trong một cuộc điều trần kéo dài 4 giờ trước Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện Mỹ, bà Tai đã thừa nhận rằng chiến lược áp đặt thuế quan quy mô lớn của Washington đối với Bắc Kinh, vốn được bắt đầu dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, có rất ít hoặc không ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Trung Quốc.

Bà Katherin Tai cho rằng Mỹ cần thừa nhận những hạn chế của thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" và có những thay đổi trong chính sách thương mại đối với Trung Quốc.

Theo người đứng đầu USTR, các nhà lập pháp cần đưa ra những chính sách mạnh mẽ hơn để bảo vệ giá trị và lợi ích kinh tế của Mỹ trước những tác động tiêu cực từ các chính sách thương mại "không công bằng" của Trung Quốc.

Bà Tai kêu gọi các nhà lập pháp cần đưa ra những chính sách để thúc đẩy đưa sản xuất trở lại Mỹ và xây dựng lại các cơ sở sản xuất trong nước. Đồng thời, Mỹ cũng cần có chiến lược đầu tư phù hợp với chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sản xuất ôtô điện và chất bán dẫn mà Trung Quốc đang triển khai.

Bà Tai kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ sớm phê chuẩn Đạo luật Đổi mới lưỡng đảng, theo đó chính phủ Mỹ sẽ chi 52 tỷ USD cho nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn trong nước cũng như thúc đẩy sản xuất và củng cố chuỗi cung ứng.

Bà Tai cũng tin rằng gói kích thích kinh tế "Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ" được thông qua vào năm ngoái sẽ tiếp tục hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đại dịch.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ năm 2018 khi chính quyền dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump áp thuế với lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.

Năm 2020, hai nước đã ký thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1," theo đó Mỹ đồng ý giảm bớt thuế quan đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đổi lại Bắc Kinh cam kết tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong hai năm 2020 và 2021 thêm ít nhất 200 tỷ USD so với mức của năm 2017.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã không đáp ứng mục tiêu này do đại dịch COVID-19 bùng phát.

Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York (Mỹ) ngày 14/11/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Kể từ khi nhậm chức tháng 1/2021, Tổng thống Joe Biden đã giải quyết một số tranh chấp thương mại với các đồng minh của Mỹ, trong đó có thỏa thuận mới được công bố vào tuần trước về dỡ bỏ thuế quan đối với các mặt hàng thép và nhôm của Anh. Tuy nhiên, không có bước đột phá tương tự nào đối với Trung Quốc, mặc dù USTR đã nối lại các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Tuần trước, Washington đã đồng ý gia hạn miễn thuế đối với 352 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các doanh nghiệp khiếu nại việc áp thuế đã làm tăng chi phí trong khi Mỹ đang phải vật lộn với tình trạng lạm phát tăng cao./.

Hồng Nguyên

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...

Trung Quốc sẽ ban hành quy định mới để thúc đẩy thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Lý Cường khẳngn định Trung Quốc luôn chào đón mọi công ty từ tất cả các quốc gia trên thế giới đến đầu tư và tăng cường khẳng định chỗ đứng tại nước này.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98