Hai nước đầu tiên bị Nga khóa dòng khí đốt

27/04/2022 08:37
27-04-2022 08:37:46+07:00

Hai nước đầu tiên bị Nga khóa dòng khí đốt

Ba Lan và Bulgaria trở thành những quốc gia đầu tiên bị Nga ngưng cung cấp khí đốt sau khi không chấp nhận yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp.

Công ty khí đốt nhà nước của Ba Lan PGNiG cho biết tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã thông báo ngưng cung cấp khí đốt qua đường ống Yamal-Europe kể từ ngày 27/4.

Trong khi đó, Bộ Năng lượng Bulgaria nói rằng họ cũng đã được thông báo sẽ không có khí đốt chảy qua đường ống TurkStream kể từ cùng ngày.

Đây là lần đầu tiên Nga hành động kể từ khi tuyên bố hồi tháng 3 rằng sẽ cắt nguồn cung khí đốt đến các quốc gia "không thân thiện" nếu không thanh toán bằng tiền Nga thay vì USD hay euro. Cho đến nay, không có quốc gia châu Âu nào, ngoại trừ Hungary, đồng ý với yêu cầu đó từ Moscow.

Vì sao Ba Lan và Bulgaria bị cắt dòng khí đốt trước tiên?

Ba Lan ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine trong cuộc xung đột. Nước này đóng vai trò là điểm trung chuyển vũ khí mà Mỹ và các quốc gia phương Tây khác hỗ trợ cho Ukraine.

Tuần này, chính phủ Ba Lan xác nhận đã gửi xe tăng cho quân đội Ukraine. Ngày 26/3, Warsaw cũng đã công bố vòng trừng phạt mới nhắm vào 50 công ty và nhà tài phiệt Nga, bao gồm Gazprom.

Hai nước đầu tiên bị Nga khóa dòng khí đốt ảnh 1

Trạm nén khí của đường ống Yamal-Europe gần Nesvizh, Belarus. Ảnh: AP.

Bulgaria từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của Moscow, nhưng chính phủ mới đã cắt đứt nhiều mối quan hệ cũ với Nga kể từ khi điều hành đất nước vào mùa thu năm ngoái và sau khi quân đội Nga tấn công Ukraine.

Chính phủ mới cũng đã ủng hộ các lệnh trừng phạt chống lại Nga và cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ukraine.

Bulgaria đã do dự trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng Thủ tướng Kiril Petkov và các thành viên trong chính phủ liên minh của ông sẽ tới Kyiv trong ngày 27/4 để đàm phán với quan chức Ukraine về việc viện trợ thêm cho nước này.

Ba Lan và Bulgaria phụ thuộc thế nào vào khí đốt của Nga?

Nga hiện cung cấp khoảng 55% nhu cầu khí đốt hàng năm của Ba Lan, tức khoảng 21 tỷ m3.

Bulgaria phụ thuộc đến 90% vào khí đốt của Nga, với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 3 tỷ m3.

Nước này chỉ nhập thêm một lượng nhỏ từ Azerbaijan, nhưng họ hy vọng nguồn cung này sẽ tăng lên sau khi hoàn thành một liên kết đường ống quan trọng với Hy Lạp vào cuối năm nay.

Châu Âu nhập khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên của Nga để sưởi ấm và sản xuất, bao gồm điện.

Khoảng 60% hợp đồng nhập khẩu được thanh toán bằng đồng euro và hầu hết phần còn lại bằng USD.

Hai nước đầu tiên bị Nga khóa dòng khí đốt ảnh 2

Trạm phân phối khí đốt Gaz-System ở Gustorzyn, miền Trung Ba Lan. Ảnh: Reuters.

Các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết họ sẽ không tuân thủ yêu cầu về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, cho rằng điều này vi phạm điều khoản hợp đồng và biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga.

Đường ống Yamal vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến Ba Lan và Đức, qua Belarus.

Ba Lan và Bulgaria sẽ làm gì?

PGNiG, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Ba Lan, tuyên bố sẽ đệ đơn kiện vi phạm hợp đồng đối với quyết định của Gazprom.

Anna Moskwa, Bộ trưởng phụ trách khí hậu của Ba Lan, nhấn mạnh nước này đã chuẩn bị cho tình huống như vậy sau nhiều năm nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

“Không cần lo lắng về tình trạng thiếu khí đốt. Chỉ riêng khí tự nhiên hóa lỏng đã cung cấp đủ cho thị trường. Việc giao hàng khí tự nhiên hóa lỏng tại trạm phân phối Swinoujscie đang tăng lên”, bà Moskwa nói.

Cách đây vài năm, Ba Lan đã mở trạm phân phối khí đốt tự nhiên hóa lỏng đầu tiên ở Swinoujscie, trên bờ biển Baltic. Cuối năm nay, một đường ống dẫn khí đốt từ Na Uy, được gọi là Đường ống Baltic, sẽ đi vào hoạt động.

“Các chiến lược đa dạng hóa đã áp dụng cho phép chúng ta cảm thấy an toàn trong tình huống này”, bà nói thêm.

Trong khi đó, Bulgaria cho biết hệ thống thanh toán khí đốt mới tạo ra rủi ro đáng kể cho nước này và họ đang làm việc với các công ty khí đốt nhà nước để tìm các nguồn thay thế Nga.

Hai nước đầu tiên bị Nga khóa dòng khí đốt ảnh 3

Công nhân kiểm tra đường ống tại một trạm nén khí trên đường ống Yamal-Europe gần Nesvizh, Belarus. Ảnh: Reuters.

Bộ Năng lượng Bulgaria khẳng định các nhà khai thác khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của họ là Bulgargaz và Bulgartransgaz "đã thực hiện các bước cho thỏa thuận thay thế nguồn cung khí đốt tự nhiên và để đối phó với tình hình hiện tại".

Tuy nhiên, chính phủ Bulgaria cho biết họ chưa hạn chế tiêu thụ khí đốt trong nước. "Hiện tại, không cần (áp đặt) bất kỳ biện pháp hạn chế nào đối với tiêu dùng”, Bộ Năng lượng Bulgaria tuyên bố.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Nếu Gazprom ngưng cung cấp khí đốt cho các quốc gia khác, nền kinh tế châu Âu có thể chịu thiệt hại, khiến giá khí đốt leo thang và có thể dẫn đến việc phân bổ lại nhu cầu khí đốt.

Đức đặc biệt dễ bị tổn thương do phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga cho sinh hoạt cũng như phần lớn hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, việc dừng cung cấp cho châu Âu cũng có thể tác động lên nền kinh tế Nga.

Tại Washington, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đã chuẩn bị cho một động thái như vậy của Nga. Bà nói rằng Mỹ đã “yêu cầu một số quốc gia châu Á có dư nguồn cung cung cấp cho châu Âu".

“Trong một số trường hợp, chúng tôi đã làm được điều đó và đây là một nỗ lực không ngừng”, bà Psaki nói.

Hồng Ngọc

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Xăng RON 95 tăng 410 đồng, vượt 25 ngàn đồng/lít

Mỗi lít xăng tăng 380-410 đồng, các mặt hàng dầu (trừ mazut) hạ 170-180 đồng tùy loại, từ 15h hôm nay.

Dầu đi ngang khi Mỹ cân nhắc áp lệnh trừng phạt Iran

Các hợp đồng dầu thô tương lai giữ ổn định vào ngày thứ Ba (16/04), khi Mỹ chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới với xuất khẩu dầu của Iran, sau cuộc không kích vào...

Dầu Brent về sát 90 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (15/04), khi nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm sau khi Israel chống đỡ được cuộc tấn công trên không của Iran và...

Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá xăng dầu sắp điều chỉnh ngày nào?

Do thứ Năm (ngày 18/4) là ngày nghỉ lễ nên việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4 sẽ được thực hiện vào ngày thứ Tư (17/4).

Cục Điều tiết Điện lực: Giá điện hai thành phần mới ở bước nghiên cứu thí điểm

Theo Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), việc áp dụng giá điện hai thành phần sẽ mang lại lợi ích cho cả ngành điện - bên cung ứng điện và người tiêu dùng -...

Dầu tăng gần 1% vì căng thẳng Iran và Israel leo thang

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng giá vào ngày thứ Sáu (12/04), do có báo cáo rằng Israel đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công trực tiếp của Iran vào cuối tuần...

Nhà đầu tư dự báo giá xăng Mỹ tiếp tục tăng cao trong năm 2024

Theo nhà phân tích của Reuters, lượng tồn kho tương đối thấp, số việc làm tăng, thu nhập hộ gia đình tăng trưởng mạnh là những nhân tố thúc đẩy tiêu thụ xăng và gây...

Dầu WTI giảm hơn 1% do lo ngại về lạm phát

Các hợp đồng dầu thô tương lai suy giảm vào ngày thứ Năm (11/04), khi những lo ngại về lạm phát đã làm lu mờ lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Iran...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98