Nhật Bản lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh tại Trung Quốc

19/04/2022 14:40
19-04-2022 14:40:00+07:00

Nhật Bản lo ngại đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh tại Trung Quốc

Giới chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản cho biết các mạng lưới logistics trong nước, vốn tập trung ở Thượng Hải - cảng lớn nhất của Trung Quốc, có thể suy yếu và ảnh hưởng rộng ra cả nước.

Hàng hóa tại cảng Dương Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giới chuyên gia và doanh nghiệp Nhật Bản đang hết sức quan ngại việc các trung tâm thương mại ở thành phố Thượng Hải của Trung Quốc phong tỏa có thể khiến chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu bị đứt gãy, "giáng một đòn mạnh" vào nền kinh tế giới vốn đã mất đà phục hồi sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Theo họ, các mạng lưới logistics trong nước, vốn tập trung ở Thượng Hải - cảng lớn nhất của Trung Quốc, có thể suy yếu và ảnh hưởng rộng ra cả nước.

Ông Kazuya Sekiguchi, 43 tuổi, tiếp thị cho một hãng sản xuất điện tử Nhật Bản ở thủ đô Bắc Kinh, cho biết do các hoạt động kinh doanh gần như bị đình trệ ở Thượng Hải, hãng này có thể phải hứng chịu "tác động kép" do sự xáo trộn của chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế của Trung Quốc.

Do số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng, cuối tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định phong tỏa Thượng Hải, với dân số hơn 24,9 triệu người, sau khi áp dụng biện pháp tương tự với trung tâm công nghệ Thâm Quyến ở miền Nam có 17 triệu dân và Trường Xuân ở Đông Bắc, với dân số 9 triệu người.

Sau khi số ca nhiễm mới lên tới đỉnh điểm vào cuối tháng 2/2020, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến sự phục hồi theo hình chữ V, là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong năm 2020.

Trong năm 2021, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đạt mức tăng trưởng 8,1% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 10-12/2021, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 4% so với cùng kỳ năm 2020.

Với những quan ngại ngày một tăng về làn sóng lây nhiễm mới, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chỉ đạt 4,8% trong quý 1. Dữ liệu mới nhất này cho thấy triển vọng kinh tế của Trung Quốc đang ảm đạm hơn sau khi nhiều thành phố lớn ở nước này phong tỏa.

Trên thực tế, do các lô hàng linh kiện sản xuất ôtô bị tắc nghẽn, doanh số bán ôtô ở Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua đã giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đạt mức tăng 18,7% trong tháng 2. Không chỉ vậy, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 3 tại Trung Quốc cũng giảm 3,5%.

Ông Naoto Saito, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Daiwa ở Tokyo và là một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, nhận định có thể mất ít nhất vài tuần cho đến khi các hoạt động kinh tế và xã hội trở lại bình thường ở Thượng Hải. Thành phố cảng lớn nhất Trung Quốc này có thể chứng kiến đợt suy thoái lớn chưa từng có ngay trong tháng 4 này.

Cùng chung quan điểm trên, ông Daisuke Takahashi, một nhà nghiên cứu tại Văn phòng Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản ở Thượng Hải, khẳng định việc phong tỏa thành phố Thượng Hải đã ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Nếu thời gian phong tỏa kéo dài, tác động đối với kinh tế sẽ lớn hơn.

Năm 2021, GDP của Thượng Hải tăng 8,1%, đạt 4.320 tỷ nhân dân tệ, chiếm gần 30% GDP của cả Trung Quốc - vốn đạt 114.370 tỷ nhân dân tệ. Ngoại thương của thành phố này cũng đạt mức cao kỷ lục tới 4.060 tỷ nhân dân tệ (638 tỷ USD), chiếm hơn 10% tổng kim ngạch của Trung Quốc, trong khi thành phố này trở thành cảng container lớn nhất thế giới năm thứ 12 liên tiếp.

Trong khoảng 20 ngày kể từ ngày 28/3 - thời điểm Thượng Hải bắt đầu phong tỏa, số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã tăng từ 4.500 ca lên hơn 300.000 ca, trong đó có cả các trường hợp không biểu hiện triệu chứng. Ngày 17/4, thành phố này ghi nhận 3 bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 tử vong./.

Ngọc Hà

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.

Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn

Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98