Sau Ba Lan, Bulgaria, thành viên EU nào sẽ bị Nga ngắt khí đốt?

29/04/2022 14:35
29-04-2022 14:35:00+07:00

Sau Ba Lan, Bulgaria, thành viên EU nào sẽ bị Nga ngắt khí đốt?

Cuộc chiến năng lượng giữa Nga và liên minh châu Âu (EU) tăng nhiệt sau quyết định của Moskva về ngưng cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria.

Trạm nén khí của một hệ thống đường ống dẫn khí ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN

Cách đây không lâu, dư luận vẫn còn nhìn nhận “ván bài năng lượng” giữa châu Âu và Nga dù có nguy hiểm nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Dầu mỏ, khí đốt là một trong số ít lĩnh vực EU chưa áp trừng phạt chống Nga và dòng năng lượng từ Nga vẫn chảy sang châu Âu. Tính trung bình, mỗi ngày EU chi ra khoảng 400 triệu euro (422 triệu USD) để nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Nhưng đến ngày 27/4, Nga tăng sức ép lên ngưỡng mới. Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) thông báo dừng cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria sau khi đầu mối nhập khẩu của hai nước này không đáp ứng điều kiện thanh toán bằng đồng rúp mà điện Kremlin đưa ra. Ngay lập tức giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt 20%, dù sau đó dần hạ nhiệt.

Tác động tức thời từ hành động của Nga, bước đi mà EU mô tả là vi phạm hợp đồng, không lớn. Ba Lan nhập khẩu khoảng 10 tỉ m3 khí đốt của Nga mỗi năm, con số này với Bulgaria là 3 tỉ m3/năm. Tổng lượng khí đốt hai nước này nhập từ Nga chỉ chiếm khoảng 8% xuất khẩu của Nga sang EU. Hợp đồng mua bán dài hạn Ba Lan ký với Nga sẽ hết hiệu lực vào tháng 12 tới, nên tổn thất doanh thu của Nga không đáng kể.

Ở chiều ngược lại, dù đều phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ Nga, nhưng Ba Lan và Bulgaria vẫn có thể cầm cự được khi bị Nga khóa van. Ba Lan sẽ bắt đầu nhận khí đốt từ Na Uy từ tháng 10 tới qua tuyến đường ống ngầm dưới biển Baltic. Các trạm tái hóa khí LNG gần Ba Lan cũng giúp nước này có điều kiện tăng nhập khẩu từ bên ngoài. Bulgaria dự kiến sẽ bắt đầu nhập khẩu khí đốt từ Algeria qua ngả Hy Lạp vào cuối năm nay.

Hiện chưa rõ quốc gia thành viên EU nào sẽ bị Nga “đóng van” khí đốt sau trường hợp Ba Lan và Bulgaria. Thời hạn chót để khách hàng phải thanh toán bằng đồng rúp cho nhập khẩu khí đốt từ Nga trong các hợp đồng chưa được công bố công khai. Nhưng nhiều nguồn tin cho biết việc áp dụng hệ thống thanh toán mới sẽ rơi vào tháng 5.

Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

EU rơi vào tình thế khó khăn. Nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại châu Âu hiện không cao, do nền nhiệt độ tăng, tiêu thụ giảm. Nhưng mức dự trữ khí đốt của EU tại các kho chiến lược hiện mới đạt 33% công suất thiết kế. Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc các nước thành viên bảo đạt mục tiêu lấp đầy 80% kho dự trữ vào tháng 11, đồng nghĩa với việc nhu cầu nhập khẩu trong thời gian tới sẽ tăng vọt. Nga cũng sẽ tự làm khó mình nếu tiếp tục chặn khí đốt tới các nhà nhập khẩu lớn, vì mất đi nguồn thu quan trọng.

Câu hỏi đặt ra là giữa Nga và EU, ai sẽ là bên xuống thang trước. Đa phần khách hàng châu Âu đều bác bỏ yêu sách thanh toán trực tiếp bằng đồng rúp. Moskva gần đây cũng đưa ra một giải pháp mang tính thỏa hiệp. Theo đó, nhà nhập khẩu sẽ mở hai tài khoản bằng ngoại tệ và đồng rúp tại ngân hàng Gazprom – thực thể tài chính của Nga chưa nằm trong diện trừng phạt của EU. Khách hàng sẽ thanh toán bằng đồng euro ở tại khoản ngoại tệ, sau đó Gazprom sẽ chuyển đổi số tiền này sang đồng rúp, chuyển tiền sang tài khoản thứ hai và sang Gazprom.

Nhiều nước châu Âu không thích hệ thống này, vì lo ngại những rắc rối pháp lý và không muốn bị xem là để Nga dồn ép. Số này rơi vào ba nhóm nước. Nhóm đầu tiên gồm Bỉ, Anh và Tây Ban Nha. Đây là những nước nhập khẩu ít hoặc không nhập khẩu trực tiếp khí đốt từ Nga và vì thế có thể sẽ không chịu thỏa hiệp với Nga. Nhóm kế tiếp là những khách hàng lớn như Đức và Italy. Số này sẽ phải rốt ráo tìm kiếm nguồn nhập khẩu thay thế và trong thời gian chờ đợi có thể sẽ đồng ý với điều khoản của Nga. Cuối cùng là nhóm phụ thuộc một phần vào khí đốt nhập khẩu từ Nga, với các hợp đồng chuẩn bị hết hiệu lực.

Ngay cả tình huống này cũng đặt ra bất trắc. Một nước bị Nga cắt khí đốt cũng sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền với nước khác, vì khí đốt được trung chuyển từ khu vực này sang khu vực khác. Cũng chưa thể khẳng định chắc chắn thành viên EU nào sẽ thỏa hiệp với Nga, hay việc Moskva cuối cùng sẽ quyết định đóng van khí đốt.

Đơn cử, nếu Đức bị ngắt nguồn cung từ Nga, thị trường khí đốt sẽ náo loạn. Giá khí đốt tại châu Âu hiện đã cao gấp 6 lần so với thời điểm một năm trước đây. Giá có thể thiết lập những mức đỉnh mới, khiến giá LNG trên thế giới tăng vọt, làm giá khí đốt trên thị trường tăng theo.

Theo Jack Sharples đến từ Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford, việc Nga đóng băng toàn diện nguồn cung khí đốt sang châu Âu có thể gây ra suy thoái toàn cầu. Nga đang chơi một ván bài khốc liệt hơn và người chịu thiệt hại không chỉ là số bị Moskva trực tiếp ngắt khí đốt, mà còn là những nước đứng bên ngoài.

Hoài Thanh

Báo Tin tức







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Dầu sụt hơn 3%, dầu Brent giảm về 87 USD/thùng

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào ngày thứ Tư (17/04), khi thị trường loại bỏ nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh rộng hơn giữa Israel và Iran.

Vì sao giá dầu thế giới đứng vững sau cuộc tấn công của Iran tại Israel?

Giới chuyên gia nhận định phản ứng của Israel sẽ thận trọng và có kiểm soát, trong khi Iran cũng sẽ không làm tình hình căng thẳng thêm, do muốn tiếp tục xuất khẩu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98