Sóng ngầm tại Ocean Group

18/04/2022 13:00
18-04-2022 13:00:00+07:00

Sóng ngầm tại Ocean Group

Sau 1 năm đầy biến động, cuộc đua chiếm quyền kiểm soát tại Ocean Group (HOSE: OGC) dường như đang đi đến hồi ngã ngũ, với những lá đơn từ nhiệm của dàn lãnh đạo ngay trước thềm tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Cuộc thoái lui

Ngày 15/04, hàng loạt lãnh đạo và thành viên ban kiểm soát tại Ocean Group đã đồng loạt nộp đơn từ nhiệm. Trong đó, có 3 thành viên của HĐQT là Tổng Giám đốc Lò Hồng Hiệp, Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Trung và bà Nguyễn Mai Phương, và 2 thành viên của ban kiểm soát là Nguyễn Hương Nga và ông Nguyễn Thanh Tùng.

Thông tin trên được đưa ra sau khi ban lãnh đạo đồng loạt thoái sạch vốn tại Ocean Group giữa lúc giá cổ phiếu OGC bay cao. Tính cả thảy, các lãnh đạo và người thân đã bán tổng cộng hơn 31 triệu cp trong ngày 01/04, tương đương hơn 10% vốn cổ phần tại Ocean Group.

Hiện tại, Ocean Group chỉ mới bổ nhiệm bà Phạm Thị Hồng Nhung vào ghế Tổng Giám đốc và đến nay, vẫn chưa bổ sung tờ trình về bầu nhân sự mới cho Công ty. Trước đó, bà Nhung cũng vừa nộp đơn từ nhiệm tại CTCP Fecon và Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) từ ngày 06/04/2022.

Trên thực tế, bộ sậu hiện tại có lý do để rời đi. Lượng cổ phần của họ không đủ chiếm đa số để quyết định số phận của Ocean Group. Đồng thời, nhóm cổ đông lớn nắm hơn 51% cổ phần của Ocean Group cũng tỏ ra bất đồng với các đề xuất mà họ đưa ra.

Tại lần tổ chức đại hội cổ đông năm 2021 đầu tiên, những gì ban lãnh đạo hiện tại OGC đề xuất đều không được thông qua và đại hội cũng bất thành. Lần lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản sau đó cũng không đủ số phiếu tán thành.

Một khía cạnh khác cũng đáng chú ý là các giao dịch sang tay của ban lãnh đạo gần đây đều được thực hiện thông qua hình thức thỏa thuận, vốn kín đáo hơn nhiều so với hình thức khớp lệnh trên sàn.

Trên thực tế, làn sóng giao dịch thỏa thuận tại OGC đã nhen nhóm từ cuối tháng 2/2022 và rất tình cờ, đó cũng là lúc cổ phiếu OGC bắt đầu chứng kiến đà tăng khủng.

Từ ngày 25/02 đến nay, hơn 109 triệu cp OGC đã được sang tay thông qua hình thức thỏa thuận, chiếm 36% vốn cổ phần tại Ocean Group. Bên cạnh đó, giá mua thỏa thuận cũng rất cao (có lúc lên tới hơn 19,000 đồng/cp). Hiện vẫn chưa rõ ai là người đứng phía bên kia của các giao dịch này.

IDS Equity Holdings đang âm thầm gom cả trăm triệu cổ phiếu OGC?

Việc một bên nào đó đang âm thầm gom cổ phiếu OGC qua phương thức thỏa thuận cũng đặt ra một dấu chấm hỏi lớn: Liệu ai có đủ nguồn lực để mua khối lượng lớn cổ phiếu và sẵn sàng chấp nhận trả một mức giá cao ngất ngưỡng cho một tập đoàn đã mất đi ánh hào quang của ngày xưa? Chắc hẳn không phải là những nhà đầu tư cá nhân “chân ướt chân ráo” mới bước vào thị trường.

IDS Equity Holdings là doanh nghiệp chuyên đầu tư, mua lại các tài sản rủi ro,trong đó một tỷ trọng khá lớn trong danh mục tài sản của IDS là các bất động sản thương mại như văn phòng và khách sạn. Đây cũng là một lĩnh vực trọng tâm của Ocean Group.

Xét về cơ cấu cổ đông OGC và những diễn biến gần đây, bên mua cả trăm triệu cổ phiếu kể trên có khả năng là nhóm cổ đông dưới sự dẫn dắt của IDS Equity Holdings, bên đã đánh tiếng sở hữu hơn 51% cổ phần Ocean Group cách đây hơn 1 năm vì cảm thấy “mất niềm tin vào ban lãnh đạo hiện tại” và không đồng tình với phương án bán 20% cổ phần tại OCH. (Thông tin về sở hữu của nhóm cổ đông IDS Equity Holdings cũng đã được xác nhận tại đại hội cổ đông thường niên 2021 của Ocean Group diễn ra vào ngày 29/10/2021).

Câu chuyện Ocean Group được chuyển quyền kiểm soát sang IDS Equity Holdings đã râm ran từ hơn 1 năm qua, nhưng đến nay mọi thứ vẫn chưa ngã ngũ. Những gì mà nhóm IDS Equity Holdings đã thực hiện đến nay chỉ là phủ quyết toàn bộ những đề xuất mà ban lãnh đạo Ocean Group đưa ra và chưa có bước đi đáng chú ý nào khác tại Ocean Group.

Nếu IDS Equity Holdings thực sự là bên mua thỏa thuận trong thời gian gần đây, họ có thể đã nắm hơn 80% cổ phần tại Ocean Group. Phải chăng họ cũng đang chuẩn bị cho một công cuộc cải tổ toàn diện trong cuộc họp thường niên sắp tới?

Trên thực tế, Tập đoàn này cũng sắp bước sang trang mới khi trình đại hội đổi tên thành CTCP Tập đoàn OGC. Động thái này sẽ xóa sạch vết tích cuối cùng của cái tên Đại Dương, đồng thời để lại sau lưng những chuỗi ngày đáng quên sau khi nguyên Chủ tịch Hà Văn Thắm vướng vòng lao lý từ cuối năm 2014.

Hào quang đánh mất

Hơn 10 năm trước, nhắc đến cái tên Tập đoàn Đại Dương là đề cập một tập đoàn đa ngành có tiếng và cũng là một bluechip trên thị trường chứng khoán. Ocean Group có vốn điều lệ chỉ 10 tỷ đồng năm 2007, nhưng 3 năm sau đó, tập đoàn này đã tăng vốn lên 2,500 tỷ và tăng lên 3,000 tỷ đồng năm 2011. Mảng hoạt động trải dài từ bất động sản, du lịch - nghỉ dưỡng, truyền thông, chứng khoán, ngân hàng, thương mại...

Rắc rối xảy ra sau khi nguyên Chủ tịch Hà Văn Thắm vướng vòng lao lý từ cuối năm 2014. Đây cũng là năm Ocean Group ghi nhận khoản lỗ nặng nhất lên tới 2,211 tỷ đồng. Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn cũng khá ảm đạm, với nguồn thu chủ yếu đến từ việc bán tài sản.

Nguồn: VietstockFinance

Hiện tại, Tập đoàn Đại Dương hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản và khách sạn, dịch vụ, đang điều hành những khách sạn như Sunrise Nha trang, Sunrise Hội An, Starcity Nha Trang, Starcity Airport Tp.HCM, Starcity Tây Hồ Hà Nội và các khách sạn khác. Bên cạnh đó, Công ty này còn sở hữu thương hiệu bánh Givral và kem Tràng Tiền.

Vũ Hạo

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

UBCKNN cảnh báo rủi ro sử dụng dịch vụ đầu tư chứng khoán không được cấp phép

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ra cảnh báo về việc hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng.

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán không giao dịch bù vào thứ Bảy

Ngày đi làm bù vào thứ Bảy (04/5/2024), các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) sẽ không thực hiện giao dịch và...

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cp SHB từ ngày 19/04. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong...

Tại sao cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp?

Nhìn vào ngành ngân hàng, chúng ta thường thấy chỉ số P/E (giá/thu nhập) thấp bất thường so với các ngành khác ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để hiểu được liệu...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

19/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thao túng giá cổ phiếu DST, một cá nhân bị xử phạt hơn nửa tỷ

Ngày 15/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt đối với ông Giang Tuấn Anh về hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng...

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán giao dịch bù vào thứ Bảy? 

Các sở giao dịch sẽ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới, dẫn tới việc nghỉ giao dịch vào ngày 29/04.

Theo dấu dòng tiền cá mập 17/04: Tự doanh và khối ngoại thay đổi động thái

Phiên giao dịch ngày 17/04, cả tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều có động thái trái ngược so với phiên 16/04.

PSH bất ngờ tăng trần sau chuỗi 5 phiên “lau sàn”, gần 20 triệu cp khớp lệnh

Phiên sáng ngày 17/04, cổ phiếu PSH của “đại gia xăng dầu miền Tây” CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bất ngờ tăng giá “bật trần”, với gần 20 triệu cp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98