VN-Index sẽ về đâu?

15/04/2022 09:30
15-04-2022 09:30:00+07:00

VN-Index sẽ về đâu?

Đà tăng của VN-Index đã kéo dài suốt từ năm 2020 đến đầu năm 2022. Sự rung lắc bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong những tháng gần đây khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về khả năng kết thúc xu hướng tăng trưởng dài hạn.

Sóng hiện hành đang là sóng mấy?

Một sự thật hiển nhiên là các đợt sóng tăng giảm trên thị trường luôn xen kẽ nhau. Vì vậy, việc kỳ vọng VN-Index sẽ tăng mãi không dừng rõ ràng là suy nghĩ phi thực tế. Điều quan trọng cần giải quyết hiện nay là chúng ta cần phải nhận thức được thị trường đang ở sóng mấy và tính chất của nó như thế nào để có chiến lược phản ứng hợp lý.

Theo lý thuyết sóng Elliott (áp dụng cho đồ thị Weekly), VN-Index đang ở trong sóng 4 dài hạn. Người viết điểm qua một chút về các sóng trước đó để làm dữ liệu cơ sở cho phân tích tương lai tiếp theo:

Sóng 1: bắt đầu từ cuối tháng 03/2020 đến tháng 06/2020. Sóng này mang tính chất nền tảng, khởi đầu và kết thúc khá sớm. Mặc dù mức độ tăng giá không ấn tượng nhưng nó có vai trò quan trọng khi giúp đảo ngược đà giảm mạnh hồi đầu năm 2020 do dịch Covid-19 bùng phát.

Sóng 2: chỉ tồn tại từ tháng 06/2020 đến tháng 07/2020. Sóng này có dạng ZigZag và rất ngắn. Theo quy tắc luân phiên (rule of alternation) thì khi sóng 2 đơn giản và ngắn thì sóng 4 sẽ kéo dài và vô cùng phức tạp. Đây chính là điều đang diễn ra trên thị trường hiện nay.

Sóng 3: kéo dài từ tháng 07/2020 đến tháng 01/2022 mới chấm dứt. Mức độ tăng giá của sóng 3 là rất lớn. Tuy nhiên, một sóng tăng mạnh kéo dài thì theo sau nó cũng là một sự điều chỉnh (correction) đáng kể.

Với nền tảng là các sóng ở trên thì chúng ta có thể hình thành nên những nét lớn về sóng hiện hành (sóng 4 lớn) như sau:

- Sóng này sẽ kéo dài rất lâu. Xét theo độ tương xứng về mặt thời gian thi tạm thời có thể chia ra hai cặp là sóng 1 và sóng 2, sóng 3 và sóng 4. Với sóng 3 kéo dài tận 18 tháng thì việc sóng 4 có thể duy trì đến quý 3/2022 là không quá bất ngờ.

- Mức độ điều chỉnh khá lớn. Theo phần mềm Advanced GET thì mục tiêu của sóng 4 ở mức 1,245 điểm.

Điều chỉnh là cơ hội chứ không phải sự kết thúc

Chiến lược nắm giữ bất chấp trong một sóng điều chỉnh là không hợp lý khi mà bạn có thể thua lỗ đến hơn 20%. Sóng điều chỉnh có thể không quá sâu nhưng nếu nó kéo dài nhiều tháng thì có thể bào mòn sự kiên nhẫn của những nhà đầu tư, đặc biệt là những tay chơi mới trên thị trường.

Tuy nhiên, đợt điều chỉnh lần này vẫn đang được nhìn nhận như là cơ hội vì rõ ràng chúng ta đang ở trong sóng 4, sóng hiệu chỉnh của một xu hướng tăng lớn chứ không phải là khởi đầu cho một quá trình điều chỉnh kéo dài nhiều năm kiểu cấu trúc sóng A-B-C hay A-B-C-X-A-B-C.

Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock

Những nhà đầu tư lướt sóng có thể xem xét bắt đáy tại vùng 1,410-1,425 điểm (tương đương đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 07/2021). Tuy nhiên, nếu khối lượng giao dịch tiếp tục thấp và nằm dưới trung bình 20 ngày thì vùng hỗ trợ này có thể sớm bị phá vỡ.

Vì sóng 3 rất mạnh và dốc nên trong trường hợp xấu nhất sóng 4 có khả năng sẽ về gần mức Fibonacci Retracement 38.2% (tương đương vùng 1,210-1,215 điểm). Nhìn chung, việc đua lệnh mua với giá cao không được ủng hộ trong ngắn hạn do VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc và điều chỉnh.

Xét về dài hạn, đợt điều chỉnh lần này là cần thiết để tạo lập nền tảng cho một đợt tăng trưởng mới trong sóng 5. Người viết dự kiến sóng này cũng mạnh và kéo dài không kém sóng 3 lớn. Vì vậy, sự chờ đợi trong những tháng tới là rất quan trọng để bắt đúng nhịp tạo đáy của thị trường.

Nguồn: VietstockUpdater và Advanced GET

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 17/04: Tâm lý thận trọng đang hiện hữu

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với thanh khoản có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm của các nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trong giao...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 16/04: Sắc đỏ bao trùm thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh MACD tiếp tục suy yếu và cắt xuống mức 0 cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho...

Ngày 16/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 15/04: Trạng thái giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư đang khá phân...

Tuần 15-19/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VPB.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15-19/04/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/04: Tiếp tục trạng thái tăng giảm đan xen

VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm nhẹ cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm trong phiên sáng cho thấy tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư tiếp tục...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/04: Tiếp diễn trạng thái phân hóa

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm với các tín hiệu tiêu cực của chỉ báo MACD cho thấy triển vọng phục hồi mạnh trong ngắn hạn vẫn chưa quay lại.

Ngày 11/04/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VNM.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/04: Tâm lý giằng co chi phối thị trường

VN-Index và HNX-Index vận động giằng co quanh mốc tham chiếu kèm thanh khoản chưa có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư vẫn còn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98