Giới chuyên gia đua nhau hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Giới chuyên gia đua nhau hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Trước Goldman Sachs, một loạt ngân hàng khác cũng mạnh tay cắt giảm triển vọng kinh tế Trung Quốc năm nay...
Từ tháng 3 đến nay, Trung Quốc đại lục trải qua đợt bùng dịch Covid nghiêm trọng nhất trong 2 năm - Ảnh: Getty/CNBC. |
Các nhà phân tích của Goldman Sachs ngày 18/5 hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc năm 2022 còn 4%. Động thái này được đưa ra sau khi dữ liệu tháng 4 cho thấy sự sụt giảm tăng trưởng, trong bối cảnh các biện pháp kiểm soát Covid-19 làm tê liệt hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều khu vực ở nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Trước đó, một loạt ngân hàng khác cũng mạnh tay cắt giảm triển vọng kinh tế Trung Quốc năm nay.
Con số dự báo mới nhất mà Goldman Sachs đưa ra thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng “khoảng 5,5%” mà Chính phủ Trung Quốc công bố hồi tháng 3.
“Xét đến mức độ thiệt hại mà đợt bùng dịch Covid-19 gây ra cho nền kinh tế trong quý 2, chúng tôi giờ đây dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay đạt khoảng 4%, so với mức dự báo 4,5% đưa ra trong lần trước”, nhóm chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs do Hui Shan đứng đầu viết trong báo cáo được hãng tin CNBC trích dẫn. Dự báo này dựa trên giả thuyết Chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai nhiều biện pháp kích cầu, bên cạnh các biện pháp bình ổn thị trường bất động sản và kiểm soát Covid-19.
Từ tháng 3 đến nay, Trung Quốc đại lục trải qua đợt bùng dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất trong 2 năm. Thành phố Thượng Hải, trung tâm tài chính lớn nhất Trung Quốc, đến tuần này mới bắt đầu bàn đến việc nối lại các hoạt động bình thường, với mục tiêu là đến giữa tháng 6 mở cửa hoàn toàn trở lại.
Trong số những dữ liệu kinh tế tháng 4 ảm đạm của Trung Quốc, Goldman Sachs nhấn mạnh sự sụt giảm của số nhà mới khởi công và doanh số bán nhà; mức tăng trưởng tín dụng chỉ bằng một nửa so với kỳ vọng của thị trường; và lạm phát lõi - chỉ số không bao gồm giá lương thực-thực phẩm và năng lượng - sụt về dưới 1%.
Các dữ liệu kinh tế tháng 4 khác của Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp bất ngờ sụt giảm và doanh thu bán lẻ trong tháng giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái - một mức giảm sâu hơn dự báo. Xuất khẩu, một đầu tàu tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, chỉ tăng 3,9% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, yếu nhất kể từ mức tăng 0,18% ghi nhận vào tháng 6/2020.
“Loạt dữ liệu xấu đã cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc và chính sách zero Covid-19. Điều này phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế”, báo cáo viết.
Theo Goldman Sachs, việc các nhà Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh “chính sách zero Covid năng động” và việc nước này không đăng cai giải bóng đá Asian Cup vào mùa hè năm sau phản ánh tư duy thận trọng của Bắc Kinh.
“Giờ đây, chúng tôi dự báo việc mở cửa trở lại sẽ không bắt đầu trước quý 2/2022 và quy trình mở cửa đó sẽ chỉ diễn ra từ tốn và được kiểm soát chặt chẽ hơn so với dự báo trước đây”, báo cáo nhận định. “Đó là lý do vì sao dự báo của chúng tôi về tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2023 chỉ tăng thêm hơn 1/4 điểm phần trăm lên mức 5,3% (từ mức 5% đưa ra trong lần dự báo trước), cho dù mức dự báo tăng trưởng của năm 2022 giảm đi nửa điểm phần trăm”.
Vào hôm thứ Hai tuần này, ngân hàng Citigroup - một trong những tổ chức dự báo đưa ra triển vọng cao nhất về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - đã mạnh tay giảm dự báo tăng trưởng của nước này về 4,2% từ 5,1%.
Vài ngày trước đó, ngân hàng JPMorgan Chase giảm dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2022 về 4,3% từ 4,6%. Cuối tháng 4, ngân hàng Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay về 4,2% từ 4,6%.
Bình Minh
Tin cùng chuyên mục
Moody’s tuyên bố Nga vỡ nợ trái phiếu nước ngoài
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cho biết Nga đã vỡ nợ với trái phiếu nước ngoài, theo một tuyên bố đăng trên trang web của Moody’s trong ngày 27/06.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's cho biết Nga đã vỡ nợ với trái phiếu nước ngoài, theo một tuyên bố...
Mỹ nâng thuế nhập khẩu với một số hàng hóa Nga lên 35%
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại “Tối huệ quốc” với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga...
Kinh tế giảm tốc, các nhà máy thép ở Trung Quốc lâm “cơn bĩ cực”
Lượng thép tồn kho đang dâng cao tại các nhà kho ở Đường Sơn, thành phố phía Đông Bắc được coi là thủ phủ của ngành công nghiệp thép Trung Quốc, cũng như ở các tỉnh Giang Tô và Sơn Đông - theo tiết lộ của các ông chủ nhà máy thép...
Lượng thép tồn kho đang dâng cao tại các nhà kho ở Đường Sơn, thành phố phía Đông Bắc được coi là...
Mối lo thị trường bất động sản Trung Quốc tụt dốc
Thị trường nhà đất ở quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu xuống dốc từ năm ngoái khi Bắc Kinh triển khai các biện pháp “hãm” sự tăng trưởng của các khoản vay thế chấp nhà và vốn vay cấp cho các công ty phát triển địa ốc...
Thị trường nhà đất ở quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu xuống dốc từ năm ngoái khi Bắc Kinh...
USD 13.5 (0)
Ấn Độ 'hãm phanh' xuất khẩu lương thực, thế giới căng thẳng
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.
Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung...
Lý do khiến lạm phát toàn cầu sẽ đứng ở mức cao hơn so với trước đại dịch
Ngay cả khi những đứt gãy về chuỗi cung dịu đi, tăng trưởng thu nhập và lạm phát kỳ vọng sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng cao.
Ngay cả khi những đứt gãy về chuỗi cung dịu đi, tăng trưởng thu nhập và lạm phát kỳ vọng sẽ đẩy giá...
Muôn vàn chiêu đối phó với lạm phát của người Mỹ
Người Mỹ không chỉ đang cắt giảm việc tiêu thụ xăng mà còn thay đổi cách lấp đầy túi hàng tạp hóa của họ bằng thực phẩm và những thứ cần thiết khác được bán ở các trạm dừng.
Người Mỹ không chỉ đang cắt giảm việc tiêu thụ xăng mà còn thay đổi cách lấp đầy túi hàng tạp hóa...
USD 13.5 (0)
G7 công bố kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá 600 tỷ USD
Ngày 26/06, nhóm quốc gia G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo trị giá 600 tỷ USD, nhằm cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Ngày 26/06, nhóm quốc gia G7 công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo trị giá 600 tỷ...
BIS cảnh báo 'bóng ma lạm phát đình trệ' đe dọa kinh tế thế giới
Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) Agustin Carstens nhận định các nguy cơ lạm phát đình trệ đang ngày càng hiện rõ, phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu.
Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) Agustin Carstens nhận định các nguy cơ lạm phát...
G7 công bố dự án hạ tầng 600 tỷ USD nhằm đối trọng Trung Quốc
Các quốc gia G7 đã huy động được 600 tỷ USD cho chương trình phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu nhằm đối trọng sức ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Các quốc gia G7 đã huy động được 600 tỷ USD cho chương trình phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu nhằm...