Lý do Airbnb dừng kinh doanh ở Trung Quốc

27/05/2022 10:47
27-05-2022 10:47:25+07:00

Lý do Airbnb dừng kinh doanh ở Trung Quốc

Airbnb - nền tảng cộng đồng đặt và cho thuê phòng, căn hộ đã thông báo cho các nhân viên địa phương tại Bắc Kinh rằng tất cả danh mục ở Trung Quốc, nơi ở và trải nghiệm sẽ bị gỡ xuống khỏi ứng dụng và website vào mùa hè này…

Lý do Airbnb dừng kinh doanh ở Trung Quốc

Mới đây, trên trang chủ của hãng, công ty có trụ sở tại San Francisco thông báo về việc dừng kinh doanh tại Trung Quốc đại lục. "Trước những thách thức của đại dịch, chúng tôi đã xem xét và đưa ra quyết định khó khăn này. Airbnb Trung Quốc sẽ tập trung vào mảng kinh doanh đặt phòng ở nước ngoài. Từ 30/7, chúng tôi sẽ ngừng hỗ trợ việc đặt phòng trong nước," Nathan Blecharczyk, đồng sáng lập kiêm giám đốc chiến lược Airbnb viết.

Theo đó, khách nội địa Trung Quốc không thể đặt phòng trên nền tảng này sau ngày 30/7. Các hộ kinh doanh sẽ không được nhận khách từ 25/7. Đối với các giao dịch đặt phòng được thực hiện trước 23/5 và dự định ở sau 30/7, Airbnb sẽ hủy giao dịch và hoàn tiền.

Hai nguyên nhân khiến nền tảng cho thuê phòng của Mỹ rút khỏi thị trường Trung Quốc được cho là do sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ nội địa như nền tảng chia sẻ chỗ ở Xiaozhou hay Meituan Homestay. Nguyên nhân thứ hai là chính sách phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt của chính phủ, hạn chế du khách nhập cảnh.

Bên cạnh đó, ở Trung Quốc, các ngôi nhà thuộc sở hữu cá nhân cho thuê phòng trên mạng rất khó cạnh tranh với các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, vì người dân ưu tiên các khách sạn hơn là homestay hay nhà dân bình thường. Trước đó, Công ty Bảo hiểm CIA Landlords của Anh cho biết Bắc Kinh là một trong những thành phố ít sinh lời nhất đối với các chủ sở hữu Airbnb. Để có thể thu hồi vốn, những người chủ này cần kinh doanh trong hơn 10 năm, hoặc cần ít nhất khách hàng thuê phòng trong 3.771 đêm.

Tại Trung Quốc, Airbnb gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ nội địa như nền tảng chia sẻ chỗ ở Xiaozhou hay Meituan Homestay.

Đại dịch làm trầm trọng thêm vấn đề và gia tăng tác động của chúng. Các biện pháp hạn chế, bao gồm các yêu cầu đặt phòng lưu trú tại trung tâm kinh tế Thượng Hải và các hạn chế gia tăng trên khắp Bắc Kinh, đã gây ra một thiệt hại kinh tế nặng nề. Công ty cho biết hoạt động cho thuê ở Trung Quốc chỉ chiếm 1% doanh thu của Airbnb. Công ty này chính thức ra mắt hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đại lục vào năm 2016. 

Vì lẽ đó, Airbnb chọn tập trung vào mảng du lịch nước ngoài của Trung Quốc thay vì thị trường nội địa. Công ty vẫn sẽ duy trì sự hiện diện tại Trung Quốc với văn phòng ở Bắc Kinh với kỳ vọng hoạt động du lịch nước ngoài sẽ cải thiện khi các hạn chế được nới lỏng, đặc biệt là du lịch ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. "Thị trường Trung Quốc đa phần là mảng du lịch nước ngoài,” CEO Airbnb, Brian Chesky cho biết trong cuộc họp cổ đông quý đầu tiên. "Mọi người đến Trung Quốc như một trạm trung chuyển để tới các cộng đồng khác, đặc biệt là xung quanh châu Á".

Theo Bloomberg, trong những ngày đầu của đại dịch vào đầu năm 2020, Airbnb đã tạm ngừng nhận đăng ký đối với các đối tác của mình ở Bắc Kinh để tuân thủ các quy định của địa phương. Hồi tháng 2, công ty cho biết họ sẽ tiếp tục gồng mình với mức “chi phí đáng kể” để duy trì hoạt động ở Trung Quốc và có thể không đạt được lợi nhuận ở quốc gia này.

“Những yếu tố này, kết hợp với tâm lý của lực lượng lao động ở Trung Quốc và chính sách của Trung Quốc đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tác động đặc biệt đến hoạt động của chúng tôi tại Trung Quốc," ông Brian Chesky từng chia sẻ tại một sự kiện ở New York hồi đầu tháng 5.

Giám đốc điều hành Airbnb Brian Chesky tại một sự kiện ở Thượng Hải năm 2017.

Những khó khăn khác mà Airbnb gặp phải khi kinh doanh ở Trung Quốc còn bao gồm việc buộc phải đáp ứng yêu cầu từ các cơ quan chính phủ để chia sẻ thông tin về người dùng nền tảng của mình. Công ty cũng cho biết bất kỳ sự suy thoái kéo dài nào trong quan hệ song phương Mỹ - Trung hoặc sự leo thang của rủi ro địa chính trị ở Trung Quốc đều có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của họ.

Trung Quốc đã duy trì chiến lược “zero Covid” thông qua xét nghiệm virus toàn xã hội, phong tỏa nhiều thành phố lớn, đóng cửa mọi hoạt động kinh doanh, du lịch và thậm chí là sản xuất để ngăn chặn virus SARS-CoV-2. Các hạn chế đã khiến một số công ty nước ngoài phải rút lui khỏi Trung Quốc để giảm thiểu tổn thất do gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc do thị trường bị thu hẹp.

Tỷ phú Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH cho biết đã chuyển hướng niềm tin sang thị trường Mỹ, với mong đợi sẽ bù đắp cho sự suy thoái của Trung Quốc. Do phong tỏa nghiêm ngặt, sức tiêu thụ hàng hóa xa xỉ ở Trung Quốc đang lao dốc trầm trọng. Số liệu của LVMH cho thấy doanh số của hãng này trên toàn châu Á (trừ Nhật Bản) tăng 8%, trong khi thị trường Mỹ tăng 26% trong quý 1/2022.

Tường Bách

VnEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98