Mỹ xem xét gia hạn thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc

04/05/2022 15:48
04-05-2022 15:48:00+07:00

Mỹ xem xét gia hạn thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ áp đặt đối với hàng trăm tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ hết hạn vào tháng 7, nhưng có thể được gia hạn nếu các ngành công nghiệp của Mỹ yêu cầu.

Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng Long Beach, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Các quan chức Mỹ cho biết, thuế quan của Mỹ áp đặt đối với hàng trăm tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ hết hạn vào tháng 7, nhưng có thể được gia hạn nếu các ngành công nghiệp của Mỹ yêu cầu.

Giữa bối cảnh người Mỹ đang phải đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong hơn 4 thập kỷ và các công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung, Tổng thống Mỹ Joe Biden phải tiếp nhận những lời kêu gọi ngày càng mạnh mẽ nhằm loại bỏ các loại thuế áp đặt lên  hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước do người tiền nhiệm Donald Trump khởi xướng.

Các mức thuế quan này lần đầu tiên được áp dụng vào năm 2018, và tăng dần để áp dụng với khoảng 350 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm nhằm trả đũa cáo buộc Trung Quốc “đánh cắp” các quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và buộc nước này chuyển giao công nghệ.

Các biện pháp áp thuế này sẽ hết hiệu lực vào ngày 6/7 tới, trừ khi có yêu cầu tiếp tục gia hạn từ các ngành công nghiệp Mỹ.

Các quan chức thương mại Mỹ cho biết họ đang chính thức tiếp cận với công chúng để tham khảo các ý kiến về việc có nên gia hạn thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hay không, bao gồm cả việc gửi thư cho 600 công ty bày tỏ sự ủng hộ đối với các biện pháp này.

Các công ty nước ngoài từ lâu đã phàn nàn về việc Trung Quốc không bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế của họ, thậm chí trong một số trường hợp, buộc các công ty phải chia sẻ thông tin với các đối tác Trung Quốc để đổi lại được hoạt động kinh doanh tại thị trường khổng lồ này.

Trước thời gian cựu Tổng thống Trump nắm quyền, Mỹ đã tìm cách giải quyết các vấn đề này với Trung Quốc thông qua đối thoại và gây áp lực nhẹ nhàng, nhưng ông Trump đã hành động quyết liệt hơn bằng việc đánh thuế trừng phạt đối với một loạt mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, tạo ra các “đòn” trả đũa tương tự từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bất chấp thỏa thuận thương mại Giai đoạn một" có hiệu lực vào tháng 2/2020, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết các biện pháp cứng rắn không "khuyến khích" Trung Quốc thay đổi các động thái của mình./.

Vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P Global: Nguy cơ vỡ nợ quốc gia tăng cao trong thập kỷ tới

S&P cảnh báo tình trạng vỡ nợ thường xuyên hơn trong thập kỷ tới trong bối cảnh các nước gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ ngoại tệ - do nợ công tăng và lãi suất...

Giải Nobel Kinh tế 2024 có giá trị như thế nào?

Bằng cách xem xét những hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau, Daron Acemoglu , Simon Johnson và James A. Robinson đã chứng minh mối quan hệ giữa các thể chế xã...

IMF: Nợ công toàn cầu sẽ đạt 100,000 tỷ USD vào cuối năm 2024

Theo phân tích mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công toàn cầu dự kiến sẽ đạt 100,000 tỷ USD, tương đương 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vào cuối...

Mỹ cân nhắc siết chặt xuất khẩu chip AI của Nvidia và AMD

Trong một động thái mới nhất của cuộc chiến công nghệ toàn cầu, chính quyền Biden đang cân nhắc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu chip AI tiên tiến của Nvidia và các công...

Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Theo báo cáo ngày 13/10, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, cao hơn so với mức 4,7% trước...

Trung Quốc tính huy động 846 tỷ USD để giải cứu kinh tế?

Trung Quốc đang cân nhắc một kế hoạch huy động 6,000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 846 tỷ USD) thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ siêu dài hạn trong 3 năm...

Bộ ba đoạt Nobel Kinh tế 2024: Acemoglu, Johnson và Robinson

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2024 cho ba nhà kinh tế học xuất sắc: Daron Acemoglu, Simon...

Trung Quốc nhận thêm tin đáng ngại về xuất khẩu

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng yếu hơn dự báo trong tháng 9, từ đó kìm hãm đà phục hồi thương mại vốn là điểm sáng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều...

Tính đột phá và giá trị khoa học là những yếu tố quyết định giải Nobel Kinh tế

Theo chuyên gia Magnus Henrekson từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp ở Stockholm (Thụy Điển), có thể dự đoán người thắng giải Nobel Kinh tế dựa trên mối quan tâm...

Trung Quốc đối mặt áp lực giảm phát ngày càng lớn

Áp lực giảm phát của Trung Quốc ngày càng tăng trong tháng 9, với giá tiêu dùng vẫn yếu và giá sản xuất tiếp tục giảm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98