Nga tuyên bố trả nợ nước ngoài bằng đồng rúp đúng thời điểm bị dự báo sẽ 'vỡ nợ'

26/05/2022 09:24
26-05-2022 09:24:00+07:00

Nga tuyên bố trả nợ nước ngoài bằng đồng rúp đúng thời điểm bị dự báo sẽ 'vỡ nợ'

Nga thông báo sẽ thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn bằng đồng rúp, đúng thời điểm Mỹ không gia hạn lệnh miễn trừ trừng phạt, được cho là đẩy Moskva vào tình trạng "vỡ nợ kỹ thuật".

Theo đài RT, ngày 25/5, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cho biết Moskva có kế hoạch thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng rúp. Điều này xảy ra sau khi Washington ngăn chặn Nga trả nợ bằng ngoại tệ cho các trái chủ Mỹ.

Ông Volodin nói thêm rằng Nga có tất cả các nguồn lực tiền tệ cần thiết cho các khoản thanh toán. “Mỹ và các vệ tinh ủng hộ quyết định của Washington nên quen với đồng rúp”, ông Volodin tuyên bố trên kênh Telegram cá nhân vào ngày 25/5. Ông trích dẫn kinh nghiệm của Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho các lô hàng khí đốt như một ví dụ cho thấy phương thức thanh toán nợ bằng đồng nội tệ Nga có thể hiệu quả.

Bộ Tài chính Nga cùng ngày cũng xác nhận trong một tuyên bố rằng Moskva sẽ tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ nợ nhà nước của mình, bất chấp việc thắt chặt các hạn chế quốc tế.

“Quyết định của Bộ Tài chính Mỹ từ chối gia hạn giấy phép… trước hết là vi phạm quyền của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công cụ nợ của Nga và làm suy yếu niềm tin vào cơ sở hạ tầng tài chính của phương Tây”, Bộ trên cho biết. Tuyên bố nói thêm rằng "Bộ Tài chính Nga, với tư cách là một bên đi vay có trách nhiệm, xác nhận sẵn sàng tiếp tục phục vụ và thanh toán tất cả các nghĩa vụ nợ."

Trước đó ngày 24/5, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ không gia hạn lệnh miễn trừ trừng phạt cho phép Nga thanh toán các khoản nợ chính phủ cho các nhà đầu tư Mỹ, trong một động thái mà giới chức Mỹ trước đây từng cho rằng sẽ khiến Moskva rơi vào tình trạng vỡ nợ kỹ thuật. Giấy phép miễn trừ đã hết hạn lúc 04:01 sáng theo giờ GMT (tức 11h theo giờ VN) ngày 25/5.

Trong thông báo ngày 25/5, Bộ Tài chính Nga nói thêm rằng sẽ có "khả năng sau này chuyển đổi chúng (các khoản thanh toán) thành tiền tệ gốc" bằng cách sử dụng một tổ chức tài chính của Nga làm đại lý thanh toán.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã phần lớn cắt đứt nước này khỏi hệ thống tài chính quốc tế, bao gồm cả việc ngăn chặn khả năng của Moskva trong việc tiếp cận các khoản tiền gửi trong các ngân hàng của Mỹ để thanh toán cho chủ nợ nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một tuyên bố rằng tình hình hiện tại là "do một quốc gia không thân thiện tạo ra một cách giả tạo". Ông nói rằng điều đó "chủ yếu làm tổn hại đến quyền của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công cụ nợ của Nga".

Bộ trưởng Siluanov nhấn mạnh tình hình lúc này hoàn toàn không giống với vụ việc năm 1998, khi Nga vỡ nợ các khoản vay tiền rúp trong nước do khủng hoảng tài chính: "Bây giờ chúng tôi có tiền và muốn thanh toán", ông nói.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuần trước cho biết "nếu Nga không thể tìm ra cách hợp pháp để thực hiện các khoản thanh toán này... thì về mặt kỹ thuật, họ sẽ vỡ nợ".

Chính phủ Nga đã cố gắng thanh toán bằng nội tệ, nhưng nhiều trái phiếu không cho phép hoàn trả bằng đồng rúp. Thời hạn trả nợ tiếp theo vào ngày 27/5 là với 100 triệu euro tiền lãi của hai loại trái phiếu: một trái phiếu yêu cầu thanh toán bằng USD, euro, bảng Anh hoặc franc Thụy Sĩ; loại còn lại có thể trả bằng rúp. Theo tin từ Reuters và tờ Wall Street Journal cuối tuần trước, Bộ Tài chính Nga đã chuyển tiền ra nước ngoài sớm để thực hiện các khoản thanh toán và tránh vỡ nợ.

Ngoài ra, gần 400 triệu USD tiền lãi sẽ đến hạn vào cuối tháng 6 tới.

Sau thời gian gia hạn từ 15 đến 30 ngày sau thời điểm lỡ thanh toán, Nga có thể sẽ bị tuyên bố là vỡ nợ, làm xấu đi tình hình tài chính của mình và cho phép các chủ nợ thực hiện hành động pháp lý để thu hồi tiền.

Lần gần đây nhất Nga vỡ nợ nước ngoài là vào năm 1918, khi lãnh tụ cuộc Cách mạng Tháng Mười Vladimir Lenin từ chối công nhận các nghĩa vụ tài chính của chế độ Sa hoàng đã bị lật đổ.

Thu Hằng

Báo Tin tức







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98