Từ đấu kiếm bén duyên đến tài chính

19/05/2022 10:44
19-05-2022 10:44:00+07:00

Từ đấu kiếm bén duyên đến tài chính

Tuyệt vọng với công việc là một vận động viên đấu kiếm chuyên nghiệp, Paul Taylor tình cờ bén duyên với ngành tài chính và trở thành người nắm giữ vị trí cao nhất của 1 trong 3 ông lớn đánh giá tín nhiệm toàn cầu: Fitch Ratings.

Giám đốc điều hành của Fitch, Paul Taylor

Thành-bại tại đấu kiếm

Fitch Group là một trong "Big Three" về đánh giá tín nhiệm, cùng với Standard & Poor's (S&P) và Moody's. Khi nắm giữ chức Giám đốc điều hành của Fitch, Paul Taylor dần mở rộng thị phần của công ty trong khi xây dựng kho tàng thông tin tài chính được đóng gói để bán cho các ngân hàng. Công ty có một loạt dữ liệu cơ bản về các ngân hàng trên toàn thế giới, giúp các ngân hàng có thể tự khai thác để đánh giá rủi ro đối tác. Tuy nhiên, về xếp hạng công ty, Fitch có ít nền tảng hơn 2 “Big Three” còn lại. Nhưng cũng giống như ông đã từng dẫn dắt đội đấu kiếm trường đại học của mình với chiến lược làm thế nào để giành chiến thắng trong các cuộc thi, Taylor đang nỗ lực dẫn dắt Fitch giành được thị phần.

Những công việc trên hoàn toàn không nằm trong suy nghĩ hay mơ ước khi Taylor còn trẻ. Lớn lên ở vùng Kent phía Đông Nam nước Anh, Taylor khá cuồng tín môn thể thao đấu kiếm ở trường trung học. Khi được hỏi sẽ học gì sau trung học, Taylor nghĩ đến đấu kiếm trước tiên. Nhưng ông cũng thích ngành tiếp thị, vì nghĩ rằng nó là con đường dẫn đến sự giàu có. “Bố của bạn gái tôi có chiếc xe hơi rất đẹp, ông ấy là giám đốc tiếp thị của một công ty địa phương” - Taylor kể.

Vì vậy, Taylor đã thi vào ngành tiếp thị của Đại học Lancaster, nơi ông cũng là Đội trưởng CLB đấu kiếm của trường. Tuy nhiên, mọi thứ không hề tốt đẹp khi ông tốt nghiệp năm 1983. Ông không biết mình muốn làm gì, dù rất thích khóa học tiếp thị và kinh doanh. Khi đó Anh đang bị suy thoái kinh tế, nên giống hầu hết sinh viên mới ra trường khác, Taylor đã nộp đơn đủ nơi nhưng không có kết quả. Và ông vẫn đam mê đấu kiếm. Trong một lần tham gia giải đấu kiếm ông đã bỏ lỡ cơ hội chợ tuyển dụng của các ngân hàng lớn đến trường đại học để thuê sinh viên mới tốt nghiệp. "Một người bạn nói với tôi rằng họ đã đến và thuê 200-300 người. Tôi nghĩ, thật tuyệt! Vì vậy, tôi đã gửi thư đến từng ngân hàng lớn, nói rằng tôi rất tiếc vì đã bỏ lỡ các cuộc phỏng vấn bởi tôi rất quan tâm về lĩnh vực ngân hàng" - Taylor kể.

May mắn, Ngân hàng Lloyds đã viết thư phản hồi. Trong cuộc phỏng vấn, ông đã nghĩ mình chắc chắn trượt, vì không biết gì về ngành ngân hàng. Nhưng người phỏng vấn ông cũng là một tay đấu kiếm, nên khi biết ông là vận động viên đấu kiếm, cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi. Nhờ đó, Taylor được tuyển dụng. Cho đến nay, Taylor vẫn tin rằng niềm đam mê đấu kiếm đã giúp ông vượt qua quá trình tuyển dụng.

Mạo hiểm như đấu sĩ

Thử cái gì đó mới và nắm bắt cơ hội là điều lặp đi lặp lại trong sự nghiệp của Taylor. Sau một thời gian ở Lloyds, Taylor chuyển sang Ngân hàng Tokai của Nhật Bản chi nhánh London. Nhưng ông cảm thấy sự tiến bộ của mình bị hạn chế vì không phải là người Nhật. Vì vậy, khi cơ hội đến vào cuối những năm 1980, ông chuyển đến S&P để trở thành nhà phân tích chứng khoán có thế chấp (MBS). "Tôi không biết MBS là gì nhưng tôi thích ý tưởng này. Vì vậy, tôi tham gia ngành xếp hạng tín dụng và hoàn toàn thích thú” - ông nói.

Năm 1994, Taylor đã thực hiện bước mạo hiểm lớn, khi gia nhập Công ty Dịch vụ tài chính Duff & Phelps, lúc đó đang phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng của họ. Vào thời điểm đó, ông đang lãnh đạo nhóm tài chính châu Âu tại S&P, nhưng quyết định rời bỏ sự an toàn của S&P để xây dựng một đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp này đã thành công, được xây dựng từ một thị trường tài chính có cấu trúc đang phát triển ở châu Âu. Sau đó, Fitch mua lại công ty vào năm 2000, và Taylor đảm nhận việc điều hành hoạt động kinh doanh của Fitch ở châu Âu. Năm 2006, sau khi tái tổ chức, ông trở thành người đứng đầu bộ phận xếp hạng tài chính phi cấu trúc của Fitch. Rồi sau đó ông tiếp quản mảng kinh doanh tài chính có cấu trúc của Fitch.

Khoảng thời gian này cả thế giới chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính, cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất trong sự nghiệp của Taylor. Vào thời điểm đó, các tài sản tài chính trên toàn cầu, bao gồm các khoản thế chấp và các khoản phải thu bằng thẻ tín dụng, đang được chứng khoán hóa thành các chứng khoán bảo đảm bằng tài sản khác nhau và các nghĩa vụ nợ có tài sản đảm bảo. Về mặt lý thuyết, những tài sản này được chia thành các loại có chứa các cấu hình rủi ro khác nhau tùy thuộc vào dòng tiền của chúng. Các bộ phận cao cấp sẽ nhận được tiền đầu tiên, và một số sẽ được các tổ chức xếp hạng tín dụng đánh giá cao như AAA.

Nhưng nhiều công cụ trong số này sẽ trở nên quá chuyên biệt và phức tạp để những người đóng gói và bán chúng có thể hiểu được, bao gồm cả các cơ quan xếp hạng tín dụng. Các rủi ro của chúng cũng không được hiểu đầy đủ, vì một số đã được đóng gói lại và bán lại cho các tổ chức tài chính khác. Trong tình huống khủng hoảng, việc hạch toán theo thị trường đối với các tài sản kém thanh khoản đã buộc các tổ chức phải chịu khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ, khiến các nhà đầu tư lo ngại việc bán chúng để đáp ứng các yêu cầu pháp lý.

Chịu trách nhiệm

Khi thế giới tài chính sụp đổ vào năm 2008-2009, ông Taylor cùng với một đồng nghiệp đã đến thăm các khách hàng ở Mỹ. "Đó là những cuộc họp vô cùng khó khăn, hầu hết mọi người rất tức giận. Chúng tôi nói rằng sẽ không che giấu và sẽ lắng nghe những gì họ nói và trao đổi quan điểm" - ông nhớ lại. Cuối cùng, các khách hàng đã công nhận nỗ lực mà Fitch đã bỏ ra. "Họ nói, bạn là người duy nhất đến gặp chúng tôi. Chúng tôi được coi là những người cố gắng làm một công việc trung thực, cố gắng minh bạch hết mức có thể, lắng nghe và đưa ra ý tưởng của riêng mình”.

Năm 2010, ông Taylor được bổ nhiệm làm chủ tịch của Fitch Ratings, điều hành các nhóm phân tích. Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành. Kể từ khi được Taylor dẫn dắt, Fitch đã tăng mạnh về doanh thu, đạt 1,7 tỷ USD/năm, và có số nhân viên lên đến 4.500 người, rải khắp thế giới.

Taylor đang dẫn dắt Fitch giành thị phần, giống như ông đã từng dẫn dắt đội đấu kiếm trường đại học của mình giành chiến thắng trong các cuộc thi.

Nhựt Quỳnh

SGĐTTC





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98