Ấn Độ 'hãm phanh' xuất khẩu lương thực, thế giới căng thẳng

27/06/2022 20:47
27-06-2022 20:47:00+07:00

Ấn Độ 'hãm phanh' xuất khẩu lương thực, thế giới căng thẳng

Ấn Độ là một trong ít nhất 19 quốc gia áp đặt hạn chế xuất khẩu lương thực kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến các dòng thương mại nông sản quốc tế.

Tháng trước, Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng gác lại kế hoạch “giải cứu” thế giới bằng lương thực của mình.

Vào tháng 4, ông Modi từng tuyên bố công khai rằng, nền dân chủ đông dân nhất thế giới đã sẵn sàng lấp đầy khoảng trống mà Ukraine để lại trên thị trường ngũ cốc toàn cầu bằng cách tăng xuất khẩu lúa mì, sau 5 vụ thu hoạch kỷ lục liên tiếp.

Công nhân sàng lọc lúa mì ở ngoại ô Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo truyền thông, Ấn Độ vốn chỉ xuất khẩu một lượng bột mì rất hạn chế, giữ lại phần lớn sản lượng để phục vụ nhu cầu của 1,4 tỷ dân trong nước.

Ngày 12-5, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ thông báo chuẩn bị cử phái đoàn đến 9 quốc gia để xuất khẩu kỷ lục 10 triệu tấn bột mỳ trong tài khóa hiện nay, tăng mạnh so với mùa vụ trước.

Nhưng tình hình đã nhanh chóng thay đổi. Trước tiên là số liệu sản lượng lúa mỳ giảm đột ngột hồi đầu tháng 5 do đợt nắng nóng bất thường đã làm ảnh hưởng đến mùa màng.

Sau đó là dữ liệu ngày 12-5 cho thấy lạm phát ở quốc gia 1,4 tỷ dân này đã tăng lên tới mức cao nhất trong 8 năm do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao vì xung đột tại Ukraine.

Lo ngại nguy cơ lạm phát tăng cao – đây cũng là vấn đề từng làm lung lay chính phủ tiền nhiệm của đảng Quốc đại năm 2014, Văn phòng Thủ tướng Modi ngày 13-5 đã chỉ đạo Bộ Thương mại lập tức “hãm phanh” xuất khẩu lúa mỳ.

Một nguồn tin cho biết, chính dữ liệu về lạm phát nói trên đã khiến chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ ngay trong đêm.

Từ Delhi đến Kuala Lumpur, Buenos Aires đến Belgrade, các chính phủ liên tiếp áp đặt các biện pháp hạn chế, vào đúng lúc nền kinh tế đang bị ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19 cộng thêm nhiều nhân tố như thời tiết cực đoan và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, làm gia tăng nạn đói trên khắp thế giới đến mức chưa từng thấy.

Chương trình Lương thực Liên hợp quốc (WFP) hồi tháng 4 cho rằng số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2019. Trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, con số này đã lên tới 276 triệu người tại 81 quốc gia.

Theo dự báo của WFP, căng thẳng chiến tranh giữa Nga – Ukraine, sẽ làm gia tăng con số trên ít nhất 33 triệu và khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là vùng cận sa mạc Sahara, châu Phi.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nước thành viên có thể áp đặt cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực và các sản phẩm khác nếu nước thành viên trong tình trạng “khan hiếm nghiêm trọng” loại sản phẩm đó.

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal tháng trước cho biết ông đã tiếp xúc với các quan chức WTO và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để giải thích rằng Ấn Độ cần ưu tiên an ninh lương thực và ổn định giá cả trong nước.

Nhưng chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (WB) – Michele Ruta phân tích, các lệnh hạn chế xuất khẩu đang có nguy cơ làm trầm trọng hơn đà tăng giá lương thực toàn cầu, gây ra hiệu ứng domino và cuộc khủng hoảng sẽ tồi tệ hơn khi các nước khác cũng có bước đi tương tự.

Nhiều chuyên gia kinh tế khác nhận định cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay đang nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008, vốn xuất phát từ các nguyên nhân như hạn hán, dân số tăng, tiêu dùng lúa mỳ tăng ở các nước đang phát triển và việc tăng cường sử dụng cây trồng để sản xuất nhiên liệu sinh học...

Và tình trạng khủng hoảng lần này sẽ khó tìm được nguồn cung thay thế. Bởi theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong mùa vụ năm 2020/2021, Nga và Ukraine đóng góp khoảng 28% lượng lúa mỳ xuất khẩu toàn cầu, 15% lượng ngô và 75% lượng dầu hướng dương.

Trong khi đó, hạn hán ở Mỹ và những trận mưa đá, gió mạnh kèm theo mưa lớn tại Pháp dự kiến sẽ làm giảm sản lượng lúa mỳ vụ Đông. Khí hậu khô hạn ở Argentina – nước xuất khẩu lúa mỳ đứng thứ 6 thế giới – cũng khiến việc trồng trọt bị đình trệ và dự báo làm giảm sản lượng trong mùa vụ 2022/2023.

Giáo sư về phát triển thương mại và kinh tế quốc tế tại Đại học St. Gallen, ông Simon Evenett cho biết: “Tình hình hiện nay, dù nhìn từ góc độ nào cũng có nhiều vấn đề hơn cuộc khủng hoảng năm 2008. Dự báo, khoảng 6 - 9 tháng tới, tình hình này sẽ còn căng thẳng hơn nữa”.

MINH TRÚC (theo Reuters)

Pháp luật TPHCM





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98