'Người kế vị' của Jack Ma tại Alibaba

14/06/2022 20:04
14-06-2022 20:04:30+07:00

'Người kế vị' của Jack Ma tại Alibaba

Để tìm lại thời kỳ đỉnh cao của mình, Alibaba đã rốt ráo thay máu nhân sự và tìm người kế vị của Jack Ma.

Alibaba thay máu nhân sự ảnh 1

Theo Nikkei Asia, tập đoàn công nghệ Alibaba đang chật vật tìm lại ngôi vị của mình sau chiến lược kinh doanh thất bại giữa bối cảnh cạnh tranh và chính quyền thắt chặt chính sách.

Trong đó, Trudy Dai, một trong 18 thành viên sáng lập của Alibaba, được kỳ vọng là nhân tố chủ chốt mở ra kỷ nguyên mới cho tập đoàn. Vào tháng 1/2022, bà được bổ nhiệm phụ trách mảng thương mại điện tử quan trọng tại Trung Quốc, thay thế cho Jiang Fan. Bà Dai cũng từng là học trò cũ của Jack Ma khi ông còn là giáo viên tiếng Anh.

Trượt ngã từ phát ngôn của Jack Ma

Hồi đầu năm, một bài báo cũng chỉ ra Alibaba dự tính cắt giảm 80.000 việc làm, tương đương với 30% nhân sự. Một nguồn tin nội bộ của Alibaba còn tỏ ra bất ngờ trước cuộc cải tổ này của công ty.

“Từng người, từng người ở vị trí quản lý của công ty lần lượt rời đi”, người này nói với Nikkei Asia. Phản hồi thông tin này, tập đoàn cho biết đây chỉ là chiêu trò thổi phồng, nhưng họ cũng không phủ nhận về kế hoạch thay máu nhân sự của mình. Nhiều nguồn tin còn nói Alibaba đang bị dồn vào đường cùng và phải tiến hành một cuộc cải tổ quy mô lớn.

Jack Ma đã có phát ngôn thẳng thừng nhắm vào hệ thống tài chính Trung Quốc, làm Alibaba chao đảo trong một thời gian dài. Ảnh: AFP.

Vào thời kỳ đỉnh cao, Alibaba từng thâu tóm 50% thị trường bán lẻ trực tuyến và gần một nửa thị trường thanh toán online của quốc gia tỷ dân. Hệ sinh thái của tập đoàn ngày càng bành trướng nhờ các thương vụ sáp nhập.

Tuy nhiên, thành công này không kéo dài lâu khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu thắt chặt chính sách lĩnh vực công nghệ.

Trên thực tế, tháng 5, doanh nghiệp đã báo lỗ 1,5 tỷ USD vào quý I/2022, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị thị trường cũng giảm xuống còn 250 tỷ USD kể từ mức đỉnh 800 tỷ USD hồi tháng 10/2020.

Từng người, từng người ở vị trí quản lý của công ty lần lượt rời đi

Nguồn tin nội bộ Alibaba chia sẻ

Tại một hội nghị cấp cao tháng 10/2020, nhà sáng lập và cựu Chủ tịch Alibaba Jack Ma từng chỉ trích dữ dội hệ thống tài chính Trung Quốc, đồng thời khẳng định "sự đổi mới không sợ quy định, mà sợ quy định lỗi thời". Ông cho rằng Trung Quốc không nên "quản lý tương lai bằng phương pháp của ngày hôm qua".

Ngay sau đó, các cú đòn nặng nề liên tiếp giáng vào Jack Ma và tập đoàn Alibaba của ông.

"Nạn nhân" đầu tiên chính là kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của Ant Group tại thị trường chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong bị đình chỉ chỉ vài ngày trước lịch vào tháng 11/2020, với lý do "những thay đổi về quy định".

"Ngôi sao hy vọng" của Alibaba

Ngoài những quy định mới đến từ chính quyền, một nguyên nhân khác khiến Alibaba đi xuống chính là chiến lược sai lầm của giới lãnh đạo tập đoàn. Năm 2016, Chủ tịch Daniel Zhang đã đề ra chiến lược bán lẻ mới, kết hợp cửa hàng truyền thống và trực tuyến.

Để thực hiện mục tiêu này, ông đã không ngại chi số tiền khủng để thâu tóm các công ty trong hệ sinh thái thương mại điện tử. Song, đa số thương vụ này đều thất bại trong việc kết kết hợp mua sắm trực tuyến và truyền thống, mang lại những khoản lỗ lớn cho Alibaba.

Alibaba thay máu nhân sự ảnh 3

Alibaba đang có kế hoạch cải tổ nhân sự nhằm giải quyết tình hình sụt giảm tăng trưởng gần đây. Ảnh: AFP.

Mặt khác, chủ nghĩa bè phái là văn hóa làm việc đặc trưng tại Alibaba bởi Jack Ma muốn nhân viên ở các mảng riêng biệt phải cạnh tranh với nhau. Vào thời kỳ đỉnh cao của tập đoàn, chủ nghĩa này hoạt động rất hiệu quả. Nhưng giờ đây, nó lại khiến nội bộ công ty khó giao tiếp, trao đổi với nhau và gây nên nhiều mâu thuẫn.

Thứ 6 hàng tuần, các nhân viên làm việc tại mảng thương mại điện tử buộc phải nộp bản báo cáo dài 10.000 từ. Họ cho rằng công việc này rất vô bổ, cấp quản lý yêu cầu họ làm vậy chỉ để làm hài lòng sếp cấp cao. Những lãnh đạo kiểu này sau đó đã bị bà Dai sa thải.

Do đó, để sửa sai, Alibaba đặt kỳ vọng vào Trudy Dai, đồng thời bổ nhiệm bà phụ trách các hoạt động thương mại điện tử thay cho Zhang, vị trí quan trọng nhất tại Alibaba. Vị trí này vốn được ông Zhang đảm nhiệm thay Jack Ma kể từ khi nhà sáng lập nghỉ hưu.

Nhiều người cho rằng động thái này không chỉ trao trách nhiệm vực dậy mảng kinh doanh chủ chốt của Alibaba cho bà Dai mà còn kỳ vọng bà sẽ trở thành người kế vị của CEO Daniel Zhang.

Trudy Dai được kỳ vọng là "ngôi sao hy vọng" sẽ vực dậy Alibaba trong thời gian tới. Ảnh: GeekWire.

Theo Nikkei Asia, Dai là học trò của Jack Ma hồi ông còn dạy học tiếng Anh. Khi manh nha muốn bắt đầu kinh doanh riêng, Jack Ma đã nhận thấy Trudy Dai là một trong những học trò rất có tiềm năng. Khi ông ngỏ lời, Trudy Dai đã đồng ý gia nhập mà không hề do dự. Nhờ đó, bà đã trở thành một trong 18 thành viên sáng lập của Alibaba.

Trước khi đảm nhận vị trí hiện tại, Trudy Dai từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý khác nhau tại tập đoàn Alibaba. Vì vậy, bà am hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty. Bà là một người rất cứng rắn trong công việc nhưng lại thích trò chuyện và thường xuyên đi ăn tối hoặc uống rượu với đồng nghiệp sau giờ làm.

Năm 2019, Trudy Dai nằm trong danh sách "Những phụ nữ làm khoa học và công nghệ Trung Quốc" (Women in Tech) của Forbes. Đến năm 2021, Trudy Dai nắm giữ khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD.

Thúy Liên

ZING





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành ô tô toàn cầu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ góp mặt trong danh sách MotorTrend PowerList 2024 - một bảng xếp hạng gồm 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành công nghiệp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98