Nhà đầu tư rời bỏ cổ phiếu Big Tech để chuyển sang FAANG 2.0

27/06/2022 10:33
27-06-2022 10:33:13+07:00

Nhà đầu tư rời bỏ cổ phiếu Big Tech để chuyển sang FAANG 2.0

Xu hướng mới đang xuất hiện trên thị trường chứng khoán toàn cầu khi các nhà đầu tư bắt đầu chuyển sự quan tâm từ toàn cầu hóa sang các thế giới bị phân cực và chia rẽ sau khi Nga đưa quân vào Ukraine. Theo Nikkei Asia, những gã khổng lồ công nghệ cao Big Tech một thời được trọng vọng nay đã nhường sân chơi cho các lĩnh vực bình thường hơn như năng lượng và nông nghiệp đang lên ngôi.

Giá cổ phiếu của năm lĩnh vực FAANG 2.0 tăng đều so với chỉ số MSCI World Index, trong khi nhóm FAANG ban đầu giảm 12%. Nguồn: QUICK-FactSet

Ngay sau khi chiến tranh Ukraine bùng nổ cuối tháng 2, hai nhà chiến lược Joseph Quinlan và Lauren Sanfilippo của ngân hàng tư nhân BofA (Bank of America) bắt đầu chào hàng một nhóm cổ phiếu mới như là một sự thay thế cho nhóm cổ phiếu đang giữ vị thế thống trị thị trường: nhóm FAANG cũ gồm các hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ như Facebook (hiện là Meta), Apple, Amazon, Netflix va Google.

Nhóm FAANG 2.0 gồm năm lĩnh vực liên quan đến nhiên liệu (fuel), hàng không vũ trụ và quốc phòng (aerospace & defense), nông nghiệp (agriculture), hạt nhân và năng lượng tái tạo (nuclear & renewables), vàng, kim loại và khoáng sản (gold, metals and minerals). Các chiến lược gia cho biết FAANG 2.0 phản ánh “một thế giới mới” về các rủi ro địa chính trị và các nguồn lực.

Hai chiến lược gia đã đúng khi các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận quan điểm của họ rằng cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ mang lại những thay đổi sâu sắc cho nền kinh tế thế giới. Trong số các cổ phiếu của Mỹ, cổ phiếu của hãng sản xuất khí đốt hàng đầu EQT đã tăng 2,2 lần trong khoảng thời gian từ ngày 23-2, một ngày trước khi chiến tranh bùng nổ, đến ngày 9-6 vừa rồi do kỳ vọng rằng chiến tranh sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang châu Âu vốn đang mong muốn giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Tại Nhật Bản, giá cổ phiếu của Mitsubishi Heavy Industries đã tăng khoảng 70% trong cùng thời gian khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quốc phòng “đáng kể” trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ở một diễn biến khác, Nutrien, một nhà sản xuất phân bón của Canada, đã chứng kiến ​​giá cổ phiếu của mình tăng 20%.

Các quỹ giao dịch hối đoái lớn thuộc năm lĩnh vực FAANG 2.0 đã có sức bật tốt hơn đã tốt hơn thị trường trung bình 17 điểm phần trăm kể từ khi có chiến tranh, tương phản với sự suy giảm rõ rệt của của nhóm FAANG cũ là 12 điểm phần trăm. Lần đầu tiên chịu cảnh số thuê bao mới bị sụt giảm, giá cổ phiếu của Netflix cũng giảm 50%.

Các công ty trong năm lĩnh vực FAANG thế hệ mới cũng được kỳ vọng sẽ có lợi nhuận được cải thiện. Theo QUICK-FactSet, các nhà phân tích dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong bốn lĩnh vực dầu khí tổng hợp, hàng không vũ trụ và quốc phòng, hàng hóa nông nghiệp và xay xát, và kim loại quý sẽ tăng đến năm 2024. Dù năng lượng hạt nhân không được đưa vào dự báo, tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong lĩnh vực này dự kiến ​​sẽ vẫn cao.

Triển vọng dài hạn của nhóm FAANG 2.0 cũng đang được cải thiện. Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 4 đã tăng chỉ số giá năng lượng cho năm 2024, điều chỉnh dự báo tháng 10-2021 từ 84,4 điểm lên 110,8 điểm, tức tăng 31,2%. Chỉ số này bao gồm giá dầu, khí đốt và năng lượng khác. Dự báo giá lương thực cũng được nâng lên 15% so với dự báo đưa ra trước chiến tranh. Hãng dữ liệu tình báo quốc phòng Janes đã nâng dự báo chi tiêu quốc phòng toàn cầu cho năm 2025 lên 2.220 tỉ đô la từ con số 2.150 tỉ đô la, tức tăng 3,25%.

Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1989, hàng hóa và dịch vụ cũng như dòng vốn tư bản bắt đầu vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Shinichi Ichikawa, một thành viên cấp cao tại quỹ Pictet Asset Management Japan, nói rằng: “Các công ty công nghệ thông tin lớn được hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa”.

Nhưng nhiều nhà đầu tư bắt đầu xem chiến tranh Nga – Ukraine là khởi đầu của thời kỳ chiến tranh lạnh mới. Chiến lược gia trưởng về vĩ mô Masayuki Kichikawa của quỹ quản lý Sumitomo Mitsui DS Asset Management, cho biết: “Trong 10 năm tới, nền kinh tế thế giới sẽ đối mặt với tình trạng kém hiệu quả giống như thời chiến tranh lạnh”.

Trong một thế giới bị chia rẽ, giá nhiên liệu hóa thạch và một số sản phẩm nông nghiệp có xu hướng tăng do cơ sở sản xuất hạn chế của chúng. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải coi an ninh quốc gia và các vấn đề an ninh khác như một biến số để xác định chính sách quản lý.

Các công ty FANNG 2.0 hưởng lợi trên sự tăng vọt giá trong bối cảnh hiện tại. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng nhóm cổ phiếu FAANG mới khởi sắc gần đây không phải thật sự là điềm báo tốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ricky Hồ

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98