Nga bất ngờ giành quyền kiểm soát toàn bộ dự án dầu khí Sakhalin-2, giá khí đốt có thể tăng vọt

02/07/2022 18:16
02-07-2022 18:16:18+07:00

Nga bất ngờ giành quyền kiểm soát toàn bộ dự án dầu khí Sakhalin-2, giá khí đốt có thể tăng vọt

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có động thái leo thang cuộc chiến kinh tế với phương Tây bằng một sắc lệnh giành quyền kiểm soát hoàn toàn dự án khai thác dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga...

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters.

Động thái này có thể khiến hãng dầu khí Shell của Anh và các nhà đầu tư của Nhật Bản có thể bị đánh bật khỏi dự án.

Theo tin từ Reuters, sắc lệnh được ông chủ điện Kremlin ký vào hôm thứ Năm tuần này quyết định thành lập một công ty mới để tiếp quản tất cả các quyền và nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment Co. – công ty trong đó Shell và hai công ty giao dịch của Nhật Bản là Mitsui và Mitsubishi nắm cổ phần dưới 50%.

Sắc lệnh dài 5 trang nói rằng việc các đối tác nước ngoài có tiếp tục được ở lại trong Sakhalin-2 hay không sẽ do Chính phủ Nga quyết định. Đây được xem là một sự đáp trả của Moscow đối với các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt mà Mỹ và các đồng minh áp lên Nga liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine.

Tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom nắm 50% cổ phần trong dự án Sakhalin-2. Dự án này chiếm khoảng 4% sản lượng khí hoá lỏng (LNG) toàn cầu.

Động thái của Nga có thể gây ra những đảo lộn mới trên thị trường LNG vốn dĩ đã thắt chặt, dù Moscow nói rằng chẳng có lý do gì để việc cung cấp các sản phẩm từ Sakhalin-2 gặp trở ngại. LNG nhập khẩu từ Nga đáp ứng 10% nhu cầu hàng năm của Nhật Bản, chủ yếu thông qua hợp đồng dài hạn với Sakhalin-2.

Ngoài ra, động thái của Nga cũng làm gia tăng những rủi ro mà các công ty phương Tây hoạt động ở Nga phải đối mặt.

“Sắc lệnh của Nga thực chất là sung công tài sản của đối tác nước ngoài trong Sakhalin Energy Investment Company. Đây là một bước leo thang căng thẳng mới”, nhà phân tích Lucy Cullen của Wood Mackenzie nhận định.

Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, nhiều công ty phương Tây đã rút khỏi Nga và một số khác tuyên bố sẽ rời khỏi nước này. Tuy nhiên, động thái của Nga đối với Sakhalin-2 khiến cho quy trình rút khỏi Nga của những công ty đó càng trở nên khó khăn hơn. Moscow đang chuẩn bị một đạo luật, dự kiến sớm được thông qua, nhằm cho phép Chính phủ Nga tịch thu tài sản của các doanh nghiệp phương Tây rời đi.

Từ vài tháng trước, Shell đã tuyên bố ý định rút khỏi Sakhalin-2 và từ đó đến nay vẫn đàm phán với khách mua tiềm năng. Hãng này cũng đã bút toán giảm giá trị tài sản ở Nga. Ngày 1/7, Shell cho biết đang trong quá trình đánh giá sắc lệnh của Nga.

Giới thạo tin tiết lộ Shell tin rằng có khả năng Nga sẽ quốc hữu hoá tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ở nước này. Về phần mình, Tổng thống Putin khẳng định Moscow sẽ trả đũa việc Mỹ và đồng minh đóng băng tài sản Nga và áp lệnh trừng phạt lên Nga.

Shell có cổ phần 27,5% trong Sakhalin-2, một trong những dự án LNG lớn nhất thế giới. LNG từ dự án này chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác.

Người phát ngôn Dmitry Peskov của điện Kremlin nói rằng Nga nhận thấy không có cơ sở nào để dừng giao hàng LNG từ Sakhalin-2. Ông cũng nói tương lai của các dự án hay thương vụ đầu tư khác sẽ được quyết định theo từng trường hợp cụ thể. “Không có một quy tắc chung nào cả”, ông nói.

Nhật Bản, quốc gia có mức độ phụ thuộc lớn vào năng lượng nhập khẩu, cho biết sẽ không từ bỏ lợi ích trong Sakhalin-2. Mitsui có cổ phần 12,5% và Mitsubishi nắm 10% dự án này.

Hôm 1/7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng quyết định của Nga sẽ không ngay lập tức dẫn đến việc Nhật Bản dừng nhập khẩu LNG từ Sakhalin-2. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nước này Koichi Hagiuda nói Chính phủ Nhật không coi sắc lệnh của Nga là một lệnh trưng thu tài sản.

“Sắc lệnh này không đồng nghĩa với rằng việc nhập khẩu LNG của Nhật Bản (từ Sakhalin-2) sẽ ngay lập tức bị dừng. Tuy nhiên, cần phải chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để phòng xảy ra những tình huống khó lường”, ông Hagiuda phát biểu tại một cuộc họp báo.

Nhật Bản có dự trữ LNG đủ dùng trong 2-3 tuần, và ông Hagiuda đã đề nghị các đối tác Mỹ và Australia hỗ trợ thêm nguồn cung nếu cần - vị Bộ trưởng cho hay.

Chuyên gia Saul Kanovic của ngân hàng Thuỵ Sỹ Credit Suisse nói rằng sản lượng LNG của Nga từ những dự án như Sakhalin-2 có thể suy giảm do mất đi nguồn chuyên gia và đối tác nước ngoài. “Việc này sẽ khiến thị trường LNG toàn cầu thắt chặt hơn trong thập kỷ này”, ông nói.

An Huy

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều ngày 25/4

Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 310 đồng, còn xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 10 lần tăng và 7...

Dầu WTI rớt mốc 83 USD/thùng

Giá dầu WTI dao động dưới mức 83 USD/thùng vào ngày thứ Tư (24/04), giảm nhẹ sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá dầu thế giới có chạm mốc 100 USD mỗi thùng trong năm nay hay không?

Trong Báo cáo Nghiên cứu Toàn cầu, Ngân hàng Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024, với lý do căng thẳng địa chính trị leo thang và OPEC+ duy...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98