Nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức ĐHĐCĐ dù đã quá hạn

08/07/2022 09:00
08-07-2022 09:00:00+07:00

Nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức ĐHĐCĐ dù đã quá hạn

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, ĐHĐCĐ thường niên phải được tổ chức trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời hạn này có thể được gia hạn, nhưng cũng không được quá 6 tháng.

ĐHĐCĐ thường niên là sự kiện quan trọng, mục đích tổ chức để cổ đông được trực tiếp gặp gỡ ban lãnh đạo doanh nghiệp và làm rõ những vấn đề nóng hay khúc mắc họ quan tâm. Không chỉ là nơi thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, ĐHĐCĐ còn là dịp để bàn thảo về đường hướng, kế hoạch, phương án kinh doanh hay phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu họp chậm trễ, quyền lợi của cổ đông sẽ bị ảnh hưởng, và phần nào tác động tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp.

Thế nhưng tính đến hết ngày 30/06/2022 – nghĩa là đã hết thời gian gia hạn, vẫn còn vài doanh nghiệp niêm yết trên HOSEHNX chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022.

Theo khoản 2 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020: “Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác, HĐQT quyết định gia hạn họp đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính”.

Về nguyên nhân, các doanh nghiệp lấy lý do “chưa hoàn thành công tác chuẩn bị nội dung đại hội”, qua đó lỡ hẹn kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 trước ngày 30/06. Có công ty đã phải đẩy kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ vào cuối tháng 7, thậm chí sang đến đầu tháng 8/2022 như trường hợp của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: HCM) và Cơ điện Dzĩ An (HNX: DZM).

Các doanh nghiệp liên quan đến bê bối thao túng giá cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết như Nông dược H.A.I (HOSE: HAI), hay CTCP Xây dựng FLC Faros (HOSE: ROS) cũng trễ hạn và chưa xác định ngày tổ chức. Trong đó, HAI xin gia hạn vì chưa hoàn thành công tác chuẩn bị, còn ROS chưa hoàn thiện BCTC kiểm toán năm 2021.

Tại sao không họp ĐHĐCĐ trực tuyến?

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, hình thức tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn. Lợi điểm của họp trực tuyến là giúp doanh nghiệp và cổ đông chủ động về thời gian, thu hẹp cách biệt địa lý, nếu nhìn vào kịch bản tích cực hẳn sẽ góp phần giảm thời gian thực hiện công tác chuẩn bị và tránh trường hợp gia hạn họp vì lý do này.

Thế nhưng, việc chưa có quy định cụ thể, rõ ràng đã khiến đây trở thành câu chuyện nan giải.

Cụ thể, hình thức họp ĐHĐCĐ trực tuyến được nhắc qua trong Luật Doanh nghiệp 2020, trong đó đề cập đến việc cổ đông sẽ được bỏ phiếu trực tuyến theo thời gian thực diễn ra tại phiên họp, song song với nhóm cổ đông dự trực tiếp. Tuy nhiên, văn bản không nêu rõ quy định, quy chế tổ chức cụ thể, dẫn đến việc mỗi doanh nghiệp tự xây dựng quy chế họp khác nhau, và cũng bởi vậy mà dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh.

Đơn cử như chuyện xác minh danh tính và pháp lý của cổ đông. Nếu như họp trực tiếp, danh tính cổ đông được xác định bằng giấy mời dự họp, giấy ủy quyền, giấy tờ tùy thân hợp pháp… thì với đại hội trực tuyến, công tác này rất khó thực hiện bởi số cổ đông dự họp có thể lên tới hàng vạn người, thay vì chỉ vài trăm như đa số các đại hội làm trực tiếp. Khả năng xác thực dữ liệu vì thế cần có những giải pháp thực sự hiệu quả mới có thể tổ chức một đại hội trực tuyến suôn sẻ.

Hay như vấn đề nền tảng công nghệ. Không thể phủ nhận rằng họp trực tuyến là một giải pháp đầy tiện lợi cho các doanh nghiệp mạnh về công nghệ, bởi mọi lợi điểm của họp trực tuyến sẽ được tận dụng tốt với một nền tảng đa giao thức được chuẩn hóa. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp hiện nay lại chỉ sử dụng nền tảng họp trực tuyến thông thường – vốn có mức chi phí thấp và chỉ phù hợp với các cuộc họp có quy mô nhỏ. Hệ quả, đã xảy ra tình trạng cổ đông và HĐQT doanh nghiệp khó tương tác và nêu ý kiến, dễ gây hoài nghi tiêu cực về kết quả bỏ phiếu.

Họp ĐHĐCĐ trực tuyến có thể trở nên phổ biến hơn nếu giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng.

Bên cạnh đó, vấn đề về hạ tầng Internet – yếu tố quan trọng nhất để tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến – cũng khiến nhiều người quan tâm. Việc cổ đông sinh sống ở những nơi không đảm bảo về đường truyền mạng, cũng như thiếu khả năng sử dụng và tương tác tốt khi họp trực tuyến có thể gây tâm lý “ngại tham dự”, gây ảnh hưởng đến công tác tổ chức đại hội.

Hồng Đức

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu tháng 3 của VHC tăng 5%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo doanh thu tháng 3 đạt 1,089 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong 3 tháng đầu năm, doanh thu VHC tăng 25%.

ĐHĐCĐ Vinalink: Hợp tác với Amazon sẽ là “mỏ neo” trước biến động khó lường

Tổng Giám đốc Vinalink chia sẻ với tình hình biến động và rất khó lường, nếu không có thương mại điện tử thì sẽ khó duy trì được sản phẩm dịch vụ truyền thống như...

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.

Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc “Xây dựng nhà máy phân đạm số 1 từ khí có công suất...

Lãi ròng FPT tiếp tục cao kỷ lục trong quý 1/2024

CTCP FPT (HOSE: FPT) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai con số trong quý 1/2024, với doanh thu hơn 14 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.8 ngàn tỷ đồng - đây cũng là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98