Nước cờ mới của MWG

22/07/2022 09:00
22-07-2022 09:00:00+07:00

Nước cờ mới của MWG

Với động thái cắt giảm mạnh tay những cửa hàng không đạt yêu cầu trong quý 2, đồng thời tuyên bố không mở thêm cửa hàng trong năm 2022, có thể thấy Bách Hóa Xanh đã chú ý tới mục tiêu lợi nhuận cao hơn doanh thu và thị phần trước thềm huy động vốn.

Chữ nhẫn với Bách Hóa Xanh trong năm 2022

Năm 2022, CTCP Thế giới di động (HOSE: MWG) vẫn nhanh chóng mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ. Sau 5 tháng đầu năm, chuỗi Điện Máy Xanh Supermini mở thêm 317 cửa hàng, Topzone mở thêm 36 cửa hàng, chuỗi dược An khang tới 15/7 cũng mở thêm 322 cửa hàng. Khởi động từ cuối 2021, chuỗi AVAKids cũng đã đạt 50 cửa hàng. Tuy nhiên, chuỗi Bách Hóa Xanh lại ngược lại.

Từ đầu tháng 4, Bách Hóa Xanh có 2,140 cửa hàng nhưng tới 16/07, Bách Hóa Xanh công bố chỉ còn 1,824 cửa hàng, giảm 316 cửa hàng tương đương 14.76%. Đây là đợt đóng cửa mạnh nhất của Bách Hóa Xanh từ ngày thành lập. Với số cửa hàng giảm này, Bách Hóa Xanh có vẻ từ bỏ tham vọng tăng doanh số mạnh trong năm 2022.

Khác với chuỗi đối thủ chính, Vincommerce đã huy động vốn và hoạt động như mô hình công ty cổ phần với nhiều lợi thế về vốn. Bách Hóa Xanh trải qua 6 năm phát triển và hoàn toàn dùng tiền từ tập đoàn rót xuống. Chủ tịch Nguyễn Đức Tài chia sẻ tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây: “Đây là thời điểm phù hợp để chuỗi bước ra ngoài cho nhà đầu tư, cổ đông đánh giá. Tôi cho rằng Bách Hóa Xanh nên có những nhà đầu tư khác để có nhiều hỗ trợ, ý tưởng cho chuỗi phát triển hơn nữa thay vì phụ thuộc vào Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh, qua đó hiệu quả chuỗi sẽ cải thiện hơn”.

Mặc dù MWG định chào bán tối đa 20% vốn tại Bách Hóa Xanh nhưng ưu tiên phương án bán với tỷ lệ thấp hơn. Thời điểm phát hành sẽ diễn ra chỉ khi quy mô doanh thu, thị phần và lợi nhuận ổn định vào khoảng 2022-2023.

Động thái cắt giảm mạnh những cửa hàng không đạt yêu cầu trong quý 2/2022, đồng thời tuyên bố không mở thêm cửa hàng trong năm 2022 có thể xem là nước cờ đánh đổi giữa việc gia tăng thị phần và đạt mục tiêu có lợi nhuận (Bách Hóa Xanh cho đến nay vẫn còn lỗ). Trong bối cảnh thị trường đang đầy bất ổn, một quá trình suy thoái đang đe đọa kinh tế toàn cầu thì việc lựa chọn lợi nhuận thay vì thị phần, doanh số để hấp dẫn các nhà đầu tư là chiến lược hợp lý.

Để nhìn lại lợi ích về lợi nhuận của việc cắt giảm các điểm bán, Bách Hóa Xanh đã có kinh nghiệm ngay từ chính đối thủ của mình. Trong năm 2020 chuỗi Wincommerce (WCM) đã đóng cửa 756 cửa hàng và kết quả kinh doanh của Wincommerce ngay lập tức tăng trưởng đột biến, lần đầu tiên, quý 4/2020, EBITDA của Vincommerce dương với 0.2%. Năm 2021, chuỗi Vincommerce ghi nhận EBITDA 1,100 tỷ đồng, cải thiện so với mức âm 1,234 tỷ đồng năm 2020. Quý đầu năm nay, EBITDA đạt 164 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Thực hiện tái cấu trúc, đóng cửa hơn 700 cửa hàng vào cuối năm 2020 đã giúp EBITDA của Wincommerce dương trong quý 4/2020 và cải thiện đáng kể trong năm 2021. Đvt: Tỷ đồng

Việc huy động vốn sau khi đã đạt được những mức lợi ích kinh tế tốt hơn, với EBITDA dương toàn công ty nhiều khả năng cải thiện đáng kể từ quý 3/2022 sẽ giúp Bách Hóa Xanh có thể có định giá cao tương đương với mức định giá của Wincommerce khi GIG đầu tư vào WCM đầu tháng 9/2019. Thế cuộc của Bách Hóa Xanh sẽ chuyển từ phòng thủ sang tấn công như tuyến bố sẽ mở rộng mạnh, cả miền Bắc và miền Trung vào năm 2023 của lãnh đạo MWG.

Trên thực tế, chuỗi Bách Hóa Xanh ra đời vào năm 2015, cho tới 2021 mới đạt EBITDA quy mô toàn công ty dương, trong khi vẫn lỗ 1,188 tỷ đồng vào năm 2021 với tổng số lũy kế đến 2021 là 4,950 tỷ đồng và số vốn thực góp đã lên tới 12,801 tỷ đồng. Đối thủ lớn nhất mảng này của MWG là Vincommerce (một công ty con của Tập đoàn Masan) với một hệ sinh thái “không phải dạng vừa” đứng sau. Bản thân đối thủ này đã nghiêng về lợi nhuận nhiều hơn doanh số và thị phần từ 2020 đến nay. Nếu tiếp tục theo cuộc đua doanh số và thị phần thì Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục lỗ. Nếu trước đây MWG chỉ phải “nuôi” Bách Hóa Xanh thì nay họ đã phát hiện ra hai mảng có thể tham gia với sức cạnh tranh yếu hơn nhiều và thị phần còn rộng mênh mông, đó là nhà thuốc với chuỗi nhà thuốc An Khang và các sản phẩm mẹ và bé với chuỗi AVAKids.

Nguồn lực của MWG không phải vô tận. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của hệ thống lãnh đạo MWG không cao, việc huy động vốn từ MWG là khó xảy ra. Thế giới Di động và Điện Máy Xanh là những nguồn thu ổn định và không ngừng tăng trưởng mà MWG đã xác định được vị trí dẫn đầu tuyệt đối của mình. Do vậy việc IPO Bách Hóa Xanh không chỉ giúp có thêm nguồn lực tự hoạt động mà còn tiếp tục cuộc chiến trường kỳ với các đối thủ.

Vì sao MWG chọn phát triển An Khang với tốc độ gấp rút?

Bên cạnh nước cờ mới dành cho Bách Hóa Xanh, MWG cũng cho thấy đang tập trung đẩy mạnh mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang. Từ việc có 178 nhà thuốc cuối năm 2021, nhà thuốc An Khang đã có tròn 500 điểm bán vào 15/07/2022. Như vậy, với tốc độ mở rộng này, mục tiêu 800 nhà thuốc có thể đạt được sớm trong năm 2022.

Trải qua 2 năm đại dịch, văn hóa tiêu dùng trong mảng thuốc đã có nhiều thay đổi. Người dùng đã nghiêng về dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng, vitamin, thuốc bổ, phòng chữa bệnh nhiều hơn. Hiện nay tại An Khang, 60% doanh số tới từ thuốc, phần còn lại đến từ thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân. Mảng này có lợi nhuận tốt hơn thuốc rất nhiều.

Hiện doanh thu trung bình hàng tháng của An Khang từ 400-450 triệu/tháng. MWG có ý định nâng doanh số bình quân mỗi nhà thuốc lên 600 triệu/tháng. Cùng với việc nâng số nhà thuốc lên 800 trong năm nay, MWG hy vọng chuỗi này đạt doanh số 2,000 tỷ và có lãi trong năm nay. Như vậy trên thực tế, An Khang có thể có lời chỉ sau một năm tăng tốc - điều Bách Hóa Xanh không làm được sau 6 năm.

Theo hãng nghiên cứu thị trường IBM, quy mô của ngành dược Việt Nam có thể đạt 16.1 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 16% trong giai đoạn 2012 - 2021. MWG chắc chắn không muốn bỏ lỡ chiếc bánh thơm ngon này.

Hơn thế nữa, việc dốc sức vào mảng nhà thuốc cũng là thế MWG không làm không được nếu còn muốn phát triển mảng này, bởi những đối thủ như Pharmacity, Long Châu đều đi trước MWG khá xa. Chuỗi nhà thuốc Pharmacity lên kế hoạch cuối 2022 sẽ có 1,750 nhà thuốc, mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 5,000 nhà thuốc. Chuỗi nhà thuốc Long Châu cũng tuyên bố tới cuối 2022 sẽ có 800 nhà thuốc, hết tháng 4 đã có 600 nhà thuốc.

Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng nhà thuốc, hai đối thủ này của MWG đã xây dựng được một hệ sinh thái. Ứng dụng Nhà thuốc FPT Long Châu đã nhanh chóng chào đón người dùng thứ 600,000 trong tháng 4/2022, sau 5 tháng ra mắt. Pharmacity còn mạnh hơn với 7 triệu khách hàng thân thiết sau 11 năm bán thuốc. Đặc biệt, cả hai chuỗi nhà thuốc này đều đã có lợi nhuận dương vào cuối 2021, một mốc rất quan trọng với ngành bán lẻ, để có thể bùng nổ về doanh số cũng như thị phần.

Các chuỗi Pharmacity và Long Châu đã không dừng lại ở mức thăm dò nữa. Họ đang đẩy mạnh chiếm thị phần nhanh nhất có thể dựa trên nguồn lực của mình. Nếu không dồn sức cho An Khang, chỉ chậm 1, 2 năm nữa thôi, có thể MWG sẽ không bao giờ đuổi kịp hai chuỗi này.

Trong tình hình hiện nay, MWG đã có nước cờ mới để làm cho mọi thứ hiệu quả hơn như ý ông Tài vừa chia sẻ tại sự kiện mừng cột mốc 500 nhà thuốc An Khang.

Kiên Cường

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98