Doanh nghiệp Nga phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ, bớt phụ thuộc vào đô la Mỹ

09/08/2022 14:35
09-08-2022 14:35:45+07:00

Doanh nghiệp Nga phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ, bớt phụ thuộc vào đô la Mỹ

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang đẩy các công ty Nga gần hơn với Trung Quốc và đồng nhân dân tệ. Động thái của doanh nghiệp Nga vừa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ, vừa có phương tiện thanh toán mới trong kinh doanh và đầu tư.

Đồng nhân dân tệ đang trở thành công cụ thanh toán được ưa chuộng giữa các doanh nghiệp Nga – Trung mà cả các bên khác trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ.

Đồng nhân dân tệ đang trở thành loại tiền tệ thay thế khi các công ty Nga tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đô la Mỹ. Ảnh: The Paper

Nhà đầu tư hào hứng dù lợi suất bị giảm

Hãng sản xuất nhôm United Co. Rusal International PJSC, công ty được niêm yết tại Hong Kong và Moscow, đã huy động được 4 tỉ nhân dân tệ (590 triệu đô la) từ đợt phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ đầu tiên ở Nga.

Chịu trách nhiệm chính cho đợt phát hành này, ngân hàng Gazprombank cho biết khoản nợ này bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán Moscow từ hôm 3-8. Gazprombank nói đã nhận được khoảng 100 lệnh mua từ các nhà đầu tư địa phương như ngân hàng, quỹ quản lý tài sản, hãng đầu tư và bảo hiểm và các nhà đầu tư cá nhân.

Gazprombank cho biết các nhà đầu tư đã đăng ký lệnh mua hơn bốn lần một loại trái phiếu có tổng trị giá 2 tỉ nhân dân tệ, trong khi khi loại trái phiếu khác trị giá 2 tỉ nhân dân tệ cũng được đăng ký mua hết. Cả hai loại trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, lợi suất mãn hạn là 3,9%, thấp hơn 110 điểm cơ bản so với mức tối đa 5% khi lần đầu công bố phát hành. Các hãng xếp hạng tín dụng quốc tế đã dừng hoạt động tại Nga sau khi chiến tranh bùng nổ. Nhưng cả hai loại trái phiếu trên được hãng Analytical Credit Rating Agency có trụ sở tại Moscow xếp hạng A+.

Terry Zhang, người đứng đầu chiến lược toàn cầu và quản lý kinh doanh tại hãng xếp hạng tín dụng Pengyuan Credit Rating (Hong Kong) Co nói rằng “sự ham muốn đối với đồng nội tệ của Trung Quốc trên thị trường quốc tế đã lớn hơn và đa dạng hơn kể từ đầu năm nay”. Ông cũng cho rằng sự sẵn có của đồng nhân dân tệ đã được cải thiện đáng kể do tác động của các yếu tố địa chính trị và kinh tế quốc tế.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow, gồm hạn chế sử dụng đồng đô xanh trong các giao dịch quốc tế, đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty, ngân hàng và nhà đầu tư Nga. Do đó, họ đã tìm cách “luồn lách” để thực hiện các giao dịch quốc tế mà không cần thanh toán bằng đô la Mỹ.

Alexei Grenkov, người đứng đầu bộ phận tài chính doanh nghiệp tại hãng nhôm Rusal, nói rằng việc lựa chọn phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ là hiển nhiên đối với hãng trong tình hình thị trường tài chính hiện nay. “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu đáng kể đối với các công cụ tài chính như vậy, cả từ các ngân hàng Nga và các nhà đầu tư tư nhân. Họ cũng nhận ra là việc chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ là một giải pháp thay thế tốt cho các khoản đầu tư ngoại hối truyền thống”.

Giải pháp thanh toán mới

Theo ước tính của Gazprombank, khối lượng nhân dân tệ chảy vào hệ thống ngân hàng của Nga đã đạt trung bình khoảng 10 – 15 tỉ nhân dân tệ mỗi tháng kể từ tháng 2 khi chiến tranh khởi sự. Bởi các nhà xuất khẩu Nga ngày càng sẵn sàng thanh toán thương mại với các công ty Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ.

Nhưng các nhà xuất khẩu Trung Quốc vẫn thích thanh toán bằng đồng đô la Mỹ và có rất ít lựa chọn khác để đầu tư vào đồng nhân dân tệ – đại diện Gazprombank nói với trang Caixin của Trung Quốc. Trái phiếu Rusal hiện đã cung cấp một kênh cho các nhà đầu tư Nga. Dữ liệu của Gazprombank cho thấy các ngân hàng Nga đã mua tới 67% trái phiếu trong khi các cá nhân chiếm 25%.

Hồi tháng 2, sau cuộc gặp cấp cao Nga – Trung tại Bắc Kinh, hai nước đã cam kết tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm thúc đẩy các dự án hợp tác dầu khí lớn và hỗ trợ nhau trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Sau đó, xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc tăng từ tháng 3 đến tháng 5 trước khi giảm nhẹ vào tháng 6.

Rusal cũng sẽ phát hành đợt trái phiếu mới trị giá 100 tỷ rúp (1,67 tỉ đô la). Hãng có kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ cả trái phiếu đồng rúp và đồng nhân dân tệ cho các mục đích chung, bao gồm tái cấp vốn và tài trợ cho chi tiêu vốn – theo hồ sơ của hãng trình Sở Chứng khoán Hong Kong trong tháng 7.  Nhưng Rusal kế hoạch phân bổ tài chính có thể thay đổi để đáp ứng với những điều kiện thay đổi và hoàn cảnh thị trường.

Đây không phải là “lần đầu tiên” Rusal tiếp cận thị trường tài chính bằng đồng nội tệ Trung Quốc. Rusal là công ty nước ngoài đầu tiên có hoạt động bên ngoài Trung Quốc phát hành trái phiếu bằng đồng tệ tại Trung Quốc vào năm 2017. Đợt “trái phiếu gấu trúc” trên sàn chứng khoán Thượng Hải giúp Rusal thu về 1 tỉ nhân dân tệ tiền mặt.

Ngoài việc “chữa cháy” cho thị trường tài chính Nga đang thiếu ngoại tệ, trái phiếu của Rusal cũng hỗ trợ phần nào cho nỗ lực của Bắc Kinh trong việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Bắc Kinh muốn giảm phụ thuộc vào đồng đô xanh của Mỹ, đồng thời cung cấp cho các quốc gia khác công cụ thanh toán mới thay thế cho đồng đô la vốn chi phối mạng lưới thương mại và tài chính toàn cầu.

Chẳng hạn, các nhà máy thép Trung Quốc đang sử dụng đồng tệ thường xuyên hơn trong các giao dịch với các nhà cung cấp quặng sắt toàn cầu. Hãng sắt thép Baoshan, công ty đại chúng của tập đoàn thép lớn nhất của Trung Quốc, nói với các nhà đầu tư hồi tháng 3 rằng khoảng 6% các thương vụ mua quặng sắt từ nước ngoài trong năm 2021 của công ty được thanh toán bằng đồng tệ. Baoshan đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 10% trong năm 2022.

Đồng nhân dân tệ không chỉ được sử dụng trong thương mại song phương Nga – Trung. Trong một giao dịch không liên quan đến Trung Quốc, hãng xi măng UltraTech Cement Ltd. của Ấn Độ đã mua từ Nga lượng than trị giá 25,7 triệu đô la. Reuters đưa tin đồng tệ đã được chọn làm phương tiện thanh toán cho thương vụ này thông qua ngân hàng tư nhân HDFC Bank Ltd. của Ấn Độ.

Ricky Hồ

TBKTSG







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98