Thiệt hại nặng vì "thẻ vàng" IUU

16/08/2022 14:32
16-08-2022 14:32:00+07:00

Thiệt hại nặng vì "thẻ vàng" IUU

Ngành thủy sản Việt Nam trước nguy cơ mất 500 triệu USD/năm nếu không sớm gỡ “thẻ vàng” IUU.

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến giữa tháng 6/2022, số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị VMS là 28.079/30.074 tàu (đạt 93,4%), tăng 5,49%. Hệ thống giám sát tàu cá được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương; tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi, kiểm soát hoạt động của tàu cá trên biển, tổng hợp, phát hiệu tàu cá vi phạm theo quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC) để phối hợp, xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác tại vùng biển Việt Nam được thực hiện theo chuỗi qua cơ chế xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác hải sản đảm bảo thống nhất với hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng; công tác xác nhận tại 52 cảng cá chỉ định, chứng nhận tại Chi cục Thủy sản, cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến.

Dù vậy, những vụ việc vi phạm vẫn còn xảy ra, và ước tính, những vi phạm đang gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bên cạnh đó, còn gây hại môi trường và hệ sinh thái biển nghiêm trọng, đe dọa an ninh lương thực, tổn hại sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội toàn cầu. Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Thủy sản) - nhấn mạnh, khung pháp lý của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu quốc tế, tạo nền tảng pháp luật chống lại IUU; xem việc quản lý đội tàu là yếu tố then chốt trong công tác giải quyết các khuyến nghị của EU về thẻ vàng… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể kiểm soát hiệu quả việc tàu cá của ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt trái phép ở các vùng biển nước ngoài. Muốn gỡ thẻ vàng EC, đây là điều tiên quyết. Bên cạnh đó, cần kiểm soát hiệu quả nguồn gốc thủy sản nhập khẩu.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, việc EC áp “thẻ vàng” khiến xuất khẩu thủy sản của họ sang thị trường EU đang gặp khó khăn bởi sự kiểm tra ngặt nghèo khiến doanh nghiệp chậm trễ cung ứng hàng cho khách hàng, phát sinh chi phí. Càng khó khăn hơn khi sắp tới, thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ áp dụng IUU. Hạ tầng cảng cá hạn chế cũng ngăn trở không nhỏ cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản...

Hai năm qua, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đem lại những kết quả tích cực, trong đó, thủy sản vẫn là ngành tận dụng tốt nhất cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, theo bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, “thẻ vàng” IUU là một trong những yếu tố làm hạn chế rất nhiều khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Để tận dụng thị trường EU, tăng cơ hội cho thủy sản, trước hết phải gỡ thẻ vàng IUU, lấy lại được “thẻ xanh”. Nếu “thẻ vàng” bị chuyển sang “thẻ đỏ”, Việt Nam có nguy cơ mất thị trường EU. Như vậy, sẽ mất 500 triệu USD/năm riêng cho ngành thủy sản sang EU. Đặc biệt, EU là thị trường định hướng sẽ chi phối các thị trường khác trong việc kiểm soát chặt về nguồn gốc xuất xứ

Nguyễn Hạnh

Báo Công Thương





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98