Bay xuất ngoại để… làm nông

21/09/2022 07:30
21-09-2022 07:30:00+07:00

Bay xuất ngoại để… làm nông

Những nông dân tri điền cũng có ngày lên máy bay xuất ngoại để… làm nông. Hiếm nơi nào xuất khẩu nông dân nhiều như huyện Hòa Vang (TP Ðà Nẵng). Mỗi năm hàng trăm người xứ lạ, có xã đi hàng chục người, có người đi rồi, đi nữa…

Nông dân Hòa Vang thu hoạch nông sản trong trang trại ở quận Yeongyang (tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc). Ảnh: P.M

Ði ngày một nhiều

Xã Hòa Khương vừa có hàng chục nông dân sang xứ sở kim chi lao động trong số 142 người của toàn huyện. Đây là một trong những xã có nhiều nông dân đi Hàn Quốc nhất trong những năm gần đây. Xã Hòa Nhơn lần này cũng có 18 người, Hòa Châu 13 người, Hòa Phong 11 người… Những nông dân xuất ngoại từ 25- 55 tuổi, trước khi đi phải trải qua lớp tập huấn về tiếng, văn hoá xứ Hàn, kiểm tra sức khoẻ kỹ càng…

Năm 2017, những nông dân Hoà Vang đầu tiên đặt chân sang quận Yeongyang (tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc) theo chương trình hợp tác hữu nghị và trao đổi nguồn nhân lực trên lĩnh vực nông nghiệp.

Nghe “xuất khẩu lao động”, ai cũng nghĩ đến những thanh niên trai tráng sức vóc, hiểu biết đó đây, chẳng ai nghĩ tới những nông dân chân lấm tay bùn. Chưa kể có người đã ngoại ngũ tuần, tóc dần ngả muối tiêu. Cũng như ở quê nhà, họ gắn bó với nghề nông, hàng ngày chăm sóc, thu hoạch nông sản.

Nếu đi dịp đầu năm thường trúng vào mùa gieo trồng, dịp cuối năm thì mùa hái rau cắt trái. Năm đầu tiên, hơn 70 nông dân cần cù miền Trung hoàn thành công việc mỹ mãn, được các chủ vườn ở xứ kim chi hài lòng, phía Hàn Quốc lại tiếp tục chào đón lao động Việt. Năm 2018, huyện Hòa Vang xuất khẩu 163 nông dân, năm 2019 lên tới 256 người. Hai năm dính đại dịch, việc xuất ngoại tắc nghẽn, đến năm nay, đợt đầu tiên đã có 142 người.

Hầu hết những ai đi một lần về rồi đều đăng ký đi nữa, bởi công việc bên ấy cho họ rất nhiều “trái ngọt”. Chị Phạm Thị Hạnh (thôn Phước Hưng Nam, xã Hòa Nhơn) đi tới 3 lần. Hay anh Nguyễn Thủy (xã Hòa Phong) đi lần này là lần thứ 2. Chuyến xuất ngoại đợt này, anh được phân bổ về một nhà vườn, đang mùa thu gom các loại nông sản như táo, ớt.

Nhắc chuyện làm nông bên ấy, anh Lâm Khắc Lâm (thôn Tuý Loan Tây, xã Hòa Phong), từng sang quận Yeongyang vào năm 2019, tiếc hùi hụi khi hụt mất chuyến đi cùng bà con trong tháng 8 vừa rồi.

Ông Lâm Tiến Sĩ, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Hòa Vang chia sẻ trước đây, điều kiện đăng ký qua Hàn Quốc làm nông nghiệp không đòi hỏi người lao động ở địa phương phải làm nghề nông, độ tuổi cũng rộng hơn. Nhưng từ năm nay, chỉ những người làm nông do chính quyền địa phương xác nhận mới được xét duyệt. Địa phương cũng đặc biệt ưu tiên những hộ nghèo, cận nghèo.

Ông Thi Lý Ðể, cán bộ xã Hòa Phong nhẩm tính, nếu một người đi 3 chuyến sang Hàn lao động, đã có trong tay hơn 200 triệu đồng. Khoản tiền ấy có thể khởi nghiệp hoặc tiếp tục đầu tư các mô hình nông nghiệp ở địa bàn. Chưa kể lãi thêm kiến thức, kỹ thuật, phương pháp làm nông. “Như xã tôi có anh Nguyễn Thủy, đi Hàn về có vốn, anh đầu tư nuôi gà thả vườn. Giờ trại gà ổn định, anh đi thêm chuyến nữa để kiếm thêm nguồn thu. Với địa bàn Hòa Vang vào mùa mưa gió thường xuyên ngập, thì xuất ngoại làm nông là cứu cánh cho rất nhiều gia đình”, ông Ðể nhìn nhận.

Có tiền và thêm kiến thức

Nông dân Hòa Vang được chia theo từng nhóm, đưa về các nhà vườn, trang trại ở quận Yeongyang. Bà con chủ yếu tham gia trồng cải, dưa hấu, thu hoạch ớt, táo, củ sâm…Anh Lâm kể, đợt anh sang vừa vào mùa ớt nên công việc chính của anh là hái và sấy khô. Mỗi ngày làm 10 - 11 tiếng đồng hồ, nhưng công việc không quá nặng nhọc, được máy móc hỗ trợ. Ông Đào Văn Quý (53 tuổi, thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong) cũng trải qua 3 tháng thu hoạch ớt, cải ở xứ người.

Lao động ở xứ người, những nông dân HòaVang vẫn thường xuyên gặp gỡ, tụ họp để vơi bớt nỗi nhớ nhà. Ảnh: S.T.

Sau 3 tháng lao động, trừ chi phí, mỗi nông dân thu được 70-90 triệu đồng. Khoản tiền nếu ở nhà làm thuần nông, phải mất mấy năm, cậy trời mưa thuận gió hoà may ra mới có được. Có những người đi rồi lại xin đi nữa là vì thế. Số tiền đưa về, nhà đem trang trải cuộc sống, nhà bỏ ra đầu tư cây giống, chuồng trại để trồng trọt, chăn nuôi. Ông Quý thật thà: “Tui ôm cục tiền về phụ thêm mua giống, cây, đúc chậu…để làm ăn từ cây cảnh. Đối với dân quê chúng tôi, chừng đó tiền không hề nhỏ”.

Ông Sĩ cũng đồng tình, rằng xuất ngoại làm nông đem lại mức thu nhập “khủng” với bà con. Nhất là những gia đình khó khăn, những nhà có ruộng vườn ở nơi trũng thấp dễ ngập. Hơn nữa trong bão giá thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nhân công…đều tăng, thì nông dân gần như không có lãi khi làm ruộng vườn, thậm chí lỗ. Làm nông xứ người thật sự là cứu cánh. Chỉ tính riêng ba năm 2017 đến 2019, huyện có gần 500 lao động sang Hàn, đem về địa phương hơn 40 tỷ đồng.

Không chỉ tiền, bà con còn học được rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc. Ông Quý nhớ lại, mỗi ngày của ông làm việc tới gần 12 tiếng, buổi trưa nghỉ nửa tiếng để ăn cơm và ngả lưng, bất kể trời nắng hay rét cắt người.

“Người ta làm ra làm, chơi ra chơi. Không phải tụi tui người lao động tính công lấy tiền mới “cày”, mà các chủ vườn cũng lao động rất nghiêm túc, hăng say, cần cù. Điều đầu tiên chúng tôi học được ở họ là niềm say mê và tinh thần trách nhiệm với công việc. Họ cũng rất đàng hoàng, thường xuyên khích lệ chúng tôi, làm tốt thì được thưởng thêm”, ông nghiệm ra.

Quý giá nhất là phương pháp làm nông. Nhiều người đã áp dụng trên ruộng vườn Hòa Vang. Như chị Phạm Thị Hạnh (xã Hòa Nhơn) sau khi trở về đã mạnh dạn thuê đất, mua máy móc để làm nông nghiệp sạch. Gia đình chị áp dụng cách trồng trọt của Hàn Quốc chỉ dùng phân hữu cơ, phủ bạt, đục lỗ gieo trồng để hạn chế cỏ…

Ba tháng không dài nhưng cũng không ngắn để xoa dịu nỗi nhớ nhà. May thay, bà con mỗi ngày đều được ở bên đồng hương, hàng xóm, cùng làm, cùng ăn, cùng ở với nhau. Cứ một nhóm năm bảy người ở chung một nhà, tự túc nấu ăn, giặt giũ, chủ nhà hỗ trợ thêm thực phẩm, kết nối internet để mọi người liên hệ với gia đình. Có nơi chỉ cần đi vài trăm mét là gặp một “nhà dân” Hòa Vang.

Trong những bức ảnh bà con đưa tôi xem về cuộc sống bên đó, khuôn mặt ai cũng đầy niềm vui lao động. Có cả những bữa liên hoan gặp gỡ với mâm cơm Việt ở xứ Hàn đầy ắp tiếng cười.

Anh Lâm cảm kích: “Xa xứ nhưng chúng tôi có nhau, gặp nhau thường xuyên nên vơi bớt nỗi nhớ quê. Chúng tôi còn được các chủ vườn đối đãi thân tình. Họ đã sang Việt Nam, ghé nhà tôi chơi và vẫn giữ liên hệ với nhau”.

THANH TRẦN

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Cấm xuất cảnh bà Nguyễn Thị Út Em

Cơ quan chức năng TP HCM đang thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Nguyễn Thị Út Em do nợ thuế thu nhập cá nhân

Vụ 4 tiếp viên hàng không vận chuyển ma tuý: Tiền giao dịch ma túy trên 25.000 tỉ đồng

Để ngăn ngừa và triệt phá các vụ án ma túy lớn, Công an TP HCM triển khai nhiều giải pháp.

Vé số Vietlott lên cơn sốt khi giải Jackpot 1 sắp chạm ngưỡng 300 tỉ đồng

Người dân tiếp tục đổ xô mua vé số Power 6/55 khi giá trị của giải Jackpot 1 sắp chạm ngưỡng 300 tỉ đồng vào kỳ quay số ngày 26-3.

TPHCM tiêu hủy gần 3,500 sản phẩm hàng hóa giả mạo thương hiệu, không rõ nguồn gốc

Ngày 24/03, Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, Đội Quản lý thị trường số 9, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã giám sát thực hiện việc tiêu hủy hàng hóa đối với...

Hàn Quốc: Nhà hàng và quán ăn được phép bán rượu theo ly từ tháng 4 năm nay

Bản sửa đổi liên quan đến việc sửa đổi nghị định thực thi giấy phép rượu tại Hàn Quốc đề xuất cho phép bán các loại rượu như soju, loại đồ uống có cồn chưng cất...

Nhiều vụ vi phạm hàng giả tại TP.HCM

Cửa hàng thiết bị gia dụng thông minh "Ông trùm nội trợ" tại quận Gò Vấp (TP HCM) kinh doanh 44 đơn vị sản phẩm hàng điện gia dụng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu...

Cảnh báo người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới

Bên cạnh thông tin 6 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam tuần qua, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch...

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Sở GD-ĐT TP HCM nói "đây là vấn đề lớn"

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã thành lập đường dây nóng, tiếp nhận phản ánh, tổ xử lý đơn thư liên quan đến Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam.

Luật hóa trách nhiệm của người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm

Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố gần đây quy định người nổi tiếng khi thực hiện quảng cáo sản phẩm phải chịu trách...

Sự thật bất ngờ về 'thịt bò Kobe thượng hạng' bán la liệt với giá siêu rẻ

Thịt bò Kobe vân cẩm thạch đậm vị tan mềm khi ăn hay bò Kobe thượng hạng về lô mới... là thông tin được rao bán la liệt trên "chợ mạng". Tiểu thương khẳng định "là...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98