Nhịp đập Thị trường 22/09: Phục hồi thành công, VN-Index kịp leo lên trên tham chiếu

22/09/2022 15:31
22-09-2022 15:31:43+07:00

Nhịp đập Thị trường 22/09: Phục hồi thành công, VN-Index kịp leo lên trên tham chiếu

VN-Index bắt đầu đợt phục hồi ngay từ khi bước vào phiên chiều, nhưng “chạy” thực sự khi đến gần 14h. Chỉ số tăng một mạch lên tới tham chiếu, thậm chí vượt vài điểm ngay trước khi vào ATC, và cuối cùng cũng hồi phục thành công, đóng cửa ở mức 1,214.7 điểm, tăng trên 4 điểm so với chiều qua.

Sự phục hồi của VN-Index có vẻ bất ngờ, với “động cơ đốt trong” là nhóm VN30, tuy nhiên dường như giá cổ trên sàn chứng Việt rất nhạy với sự tăng điểm, dù nhẹ của chỉ số DJ future. Cụ thể, khi bước vào phiên chiều, DJ future còn giảm chừng 0.4%, nhưng ngay khi VN-Index leo lại lên trên tham chiếu, thì chỉ số bên kia bán cầu cũng kịp hồi về vạch tham chiếu.

Nhóm VN30 từng có đến 17 mã tăng giá trong đợt kéo chỉ số nhóm này, lẫn VN-Index hồi về tham chiếu trước ATC, và đóng cửa cũng có 17 mã tăng giá. Ngoài GAS là cổ phiếu giữ được sắc xanh trong suốt phiên chiều, thì trong đợt kéo chỉ số, có mặt thêm nhiều Large Cap vốn hóa khủng khác như VIC, VRE, MWG, TCB, BID

Tương quan tăng giảm giá trên sàn HOSE vào cuối phiên chiều đã đảo ngược so với cuối phiên sáng, với trên 60% số lượng cổ phiếu tăng giá, so với chưa đến 30% giảm giá. Tương quan nghịch đảo này cũng hiện diện ở mọi nhóm vốn hóa, nhất là nhóm midcap. Ở nhóm Large Cap, dù chỉ có chưa đến 10 mã nào tăng giá quá 3%, nhưng cũng hiện diện đến chừng 40 mã, so với chỉ hơn 10 mã giảm giá. Trong số này, tăng nổi bật nhất là những cổ phiếu nhóm chứng khoán, bao gồm HCMVCI, ngoài ra còn có VCG, DXG, VGCVIB. Một số Large Cap giảm sâu cuối phiên sáng như NLG, KDH… thì trong phiên chiều, NLG cũng hồi lại, chỉ còn giảm 1.5%, riêng KDH đã sớm tăng trở lại, nhưng đến cuối phiên lại lùi về tham chiếu.

Diễn biến 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index dĩ nhiên hưởng ứng theo VN-Index, thậm chí chỉ số UPCoM-Index còn “lợi dụng” 15 phút sau khi HOSE đóng cửa để tăng điểm thêm 1 đoạn nữa. Đa số Large Cap trên 2 sàn này cũng tăng đồng loạt, nhất là bên UPCoM, và trong số đó nổi bật lên có MBS SHS, GE2, VEF… chỉ có vài mã vẫn giảm sâu đáng tiếc như NVB hay VEA.

Tổng thể 3 sàn, có gần 55% số cổ phiếu tăng giá vào lúc đóng cửa, so với gần 30% giảm giá. Trên cả 10 nhóm ngành lớn nhất 3 sàn, số cổ phiếu tăng giá đều chiếm đa số, trong đó nhóm logistics có mức tăng bình quân trên 1 mã cổ phiếu là tốt nhất, hơn 4%. Ở các nhóm vốn hóa nhỏ hơn, nổi bật nhất là thiết bị viễn thông, sau đó là các nhóm khai khoáng, đào tạo và việc làm, VLXD, ô tô & săm lốp, thủy sản…

Nhóm chứng khoán có thể coi là có nhiều cổ phiếu tăng sớm nhất trong phiên chiều, với sự dẫn dắt từ các mã hàng đầu như HCM, VCI, SSI, VND, SHS… Dù SSI hay VND cũng có thời điểm suy giảm, nhưng cũng tăng ngay sau đó, thậm chí SSI có lúc còn tăng giá tốt nhất trong nhóm VN30. Đóng cửa cuối ngày, có mấy mã tăng giá tới hơn 5% như HCM, BSI, BVS hay APS.

Nhóm xây dựng luôn có những mã tăng giá ngược thị trường ngay từ phiên sáng, và đến cuối phiên chiều thì tăng hàng loạt, trở thành 1 trong những nhóm ngành tăng tốt nhất 3 sàn, dù quân số rất đông. Trong số này, có không ít tên tuổi nổi tiếng như CTI, LCG, VCG, LHC, CC1, FCN

Giá dầu Brent future có lúc giảm về dưới 90 USD/thùng chiều nay, nhưng chả ảnh hưởng gì đến GAS. Cổ phiếu này tăng giá suốt phiên chiều, dù có thời điểm hơi chùng xuống ngay khi những largecap khác hồi khí thế, nhưng vẫn đóng cửa tăng giá 1,8%. Nhiều tên tuổi trong nhóm dầu khí nhà PVN sáng đỏ thì chiều cũng xanh hết cả, dù không hẳn là nhận ảnh hưởng từ GAS, bao gồm BSR, OIL, POW, PVG, PVT… Đáng tiếc là 1 số tên tuổi khác như PVS, PVD, PVC vẫn giảm giá nhẹ.

Nhóm ngân hàng đi theo xu thế hồi phục nói chung, nhưng đóng cửa cuối ngày vẫn có khá nhiều đáng tiếc, nhất là ở VCB, VPB, CTG, MSBOCB. CỔ phiếu OCB có lúc tăng khá trong phiên sáng, đến cuối phiên chiều lại giảm 0,6%. EIB vẫn có thể coi là mã tăng tốt nhất nhóm, giữa sắc xanh suốt từ phiên sáng cho tới cuối ngày. NVB cũng là mã nổi bật, nhưng ở hướng ngược lại, với mức giảm hơn 6% vào cuối ngày.

Trong quá trình hồi phục, không thể bỏ qua 2 đại gia đầu ngành BĐS là VICVRE, tuy nhiên vào thời điểm đóng cửa, những cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn lại có kết quả tích cực hơn, trong đó nổi lên như là LDG, DXG, TEG, NBB, ITC…, thậm chí nhiều mã vốn hóa nhỏ bên UPCoM còn tăng tới 10% hoặc hơn, như HD8, HU6, PLA

Phiên sáng: VN-Index giảm dần đều và chọc thủng mốc 1,200 nổi tiếng

VN-Index lại rơi sâu trong nửa cuối phiên sáng nay, với mức giảm đã lên đến hơn 1%. Trong lúc chuyên gia đang cố gắng dự đoán xem Fed tăng lãi suất  sẽ tác động tích cực và tiêu cực lên những nhóm ngành nào, cổ phiếu nào… thì đa số cổ phiếu vẫn đang giảm giá, và chỉ số VN-Index cũng đã 3 lần chọc thủng mốc 1,200 - vốn nổi tiếng trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngoài rủi ro suy thoái kinh tế thế giới, thông tin NHNN được yêu cầu nâng lãi suất điều hành cũng có thể là một yếu tố đang tác động tiêu cực lên cả 3 sàn chứng sáng nay.

GAS trở thành cổ phiếu tăng giá lẻ loi trong nhómVN30 vào những phút cuối phiên sáng nay. 2 cổ phiếu khác vốn xanh nhẹ trong đa số thời gian phiên sáng là SSIACB thì cũng đã chuyển qua sắc vàng. Ngược lại, nhóm VN30 vẫn có 27 mã giảm giá, trong đó đã có những mã giảm sâu hơn vào cuối phiên, ví dụ như SAB, CTG, TCB, VHM, VJC, PLX… Một số mã tiếp tục khoan đáy thấp nhất 1 năm như PLX, VIC, VM, VJC… hay sắp về đáy 1 năm như vài cổ phiếu ngân hàng.

Sàn HOSE vẫn có khoảng 2/3 số cổ phiếu giảm giá, không thay đổi bao nhiêu so với đầu phiên sáng, nhưng số cổ phiếu tăng giá thì ít đi, chỉ còn hơn 20%. Ở nhóm Large Cap, dù đến giữa phiên sáng nay đã có khá nhiều cổ phiếu hồi phục và tăng giá nhẹ, nhưng không ít trong số đó đã lại giảm vào cuối phiên, ví dụ như STB, KBC, VNDGAS, DXG, VCI… là số ít trụ được với sắc xanh cho đến cuối phiên sáng. Ở 2 dòng Mid và Small Cap, đang có khá nhiều cổ phiếu giảm sâu vào cuối phiên, thậm chí nhiều mã giảm hơn 5% như TGG, TPC, SFG, GDT, KPF… Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trên sàn này, chủ yếu vẫn là largecap, trong đó bán nhiều ở NLG, KDH, KBC, SSI, VNDMBB được mua bán nội khối hơn 4,4 triệu cổ phiếu. Chỉ có 2 mã khác được mua ròng nổi trội là HPGOCB.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng rơi về mức thấp nhất phiên sáng, tuy nhiên tỷ lệ về số lượng cổ phiếu tăng giá so với số giảm giá lại nhỉnh hơn chút so với sàn HOSE, nhất là sàn UPCoM, có lẽ 1 phần sàn này ít thanh khoản hơn. Thậm chí vẫn có khá nhiều cổ phiếu tăng giá trên 10% như LCM, HTX,  CHS, SID, RTB… Tuy vậy, trên 2 nhóm Large Cap 2 sàn, hầu hết giảm giá, ngoại trừ vài hàng hiếm như ACV, MCH.

Nhóm ngân hàng đang có đến 18 trên 27 cổ phiếu giảm giá ở cả 3 sàn, so với chỉ 3 mã tăng giá là EIB, OCBSGB. NVB đang nổi bật đám đông, với mức giảm giá lên đến 9% được thiết lập ngay sau 10g và đi ngang cho đến cuối phiên sáng. Ở các cổ phiếu đầu ngành, đa số đều giảm dần đều vào cuối phiên, kể cả VCB hay CTG, nhưng BID từng có thời điểm hồi đáng chú ý lúc 11h, hoặc 1 số mã khác đang hồi nhẹ vào cuối phiên, như MBB hay VPB…, dù còn ở bên dưới đường tham chiếu.Nhóm BĐS nhà ở tiếp tục chìm trong sắc đỏ, nhất là những cổ phiếu vốn hóa lớn, tuy nhiên cũng có vài ngoại lệ ở 1 số tên tuổi tầm trung như DXG, QCG, NBB, NTL và bất ngờ là khá nhiều mã vốn hóa nhỏ như HU6, HD8, PLA, TEG

GAS tăng giá nhưng không kéo theo các mã khác cùng gia đình PVN, chỉ có thêm 2 cổ phiếu chuyên về khí là CNGPGS tăng giá, và 1 số mã vốn hóa nhỏ khác. Giá dầu Brent future đã quay lại mức 90 USD/thùng từ hôm qua, nhưng các cổ phiếu khác trong nhóm này đang chỉ giảm chừng 1%.

2 cổ phiếu đầu ngành chứng khoán là SSIVND dù tăng đầu phiên, nhưng đang có dấu hiệu hụt hơi vào cuối phiên sáng. Có lẽ khối ngoại bán ròng là yếu tố có thể tác động tiêu cực lên giá 2 mã này. Tuy nhiên khá nhiều cổ phiếu khác lại đang giữ được đà tăng cho đến lúc nghỉ trưa, như VCI, HCM, FTS, BSI, BVS, SHS

Khá nhiều cổ phiếu nhóm xây dựng và VLXD, nhất là được cho là liên quan đến đầu tư công, vốn được nhắc tên tăng giá trong nửa đầu phiên sáng, thì đến cuối phiên cũng đã quay đầu giảm, ngoại trừ FCN, BCC, CII, LCG… và nhất là CTI, cổ phiếu này đã tăng đến hơn 5% vào cuối phiên, dù đây cũng không phải là mức tăng cao nhất trong phiên sáng.

Nhóm nhiệt điện đang có 1 số cổ phiếu tăng giá trở lại vào cuối phiên, ví dụ như GEG, NT2, HND, QTP… khiến cho sắc màu tích cực hơn so với nhóm thủy điện.

10h30: VN-Index giằng co, thanh khoản cải thiện

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đến giữa phiên sáng nay tăng đáng kể so với cùng thời gian của ngày hôm qua, dù vẫn có đến 60% số cổ phiếu trên sàn này giảm giá, cho thấy đang có không ít lực cầu bắt đáy sớm. Chỉ số VN-Index tiếp tục giằng co bên dưới tham chiếu chừng 8-10 điểm, có lúc hồi về gần tham chiếu có lẽ chính là do lực bắt đáy này.

Diễn biến trên sàn HOSE không có nhiều thay đổi so với lúc đầu phiên, với khoảng 60% số cổ phiếu giảm giá. Tuy vậy cũng có một số điểm tích cực đáng nói đến, ví dụ như có thêm không ít Large Cap đang hồi phục, thậm chí đã tăng giá nhẹ trở lại như STB, ACB, EIB, HCM, OCB, KBC…, hay nhóm dầu khí nhà PVN đang lấy lại nhiều sắc xanh ở CNG, PGS, PVB…, thậm chí GAS còn tăng tới 1,5%. Tuy nhiên khối ngoại đã trở lại bán ròng, tập trung nhiều nhất vào mấy mã nhóm BĐS như NLG, KDH, VHM

Nhóm VN30 vẫn có đến 26 cổ phiếu giảm giá, so với 3 mã tăng giá là GAS, SSIACB. Đã có không ít cổ phiếu muốn khởi nghĩa trước 10h như CTG, MSN, NVL, TCB, VCB… nhưng lúc này không thành công. Ngoại trừ bộ ba cổ phiếu nhà Vin (VIC, VHMVRE) và KDH giảm giá hơn 2%, còn lại nhìn chung vẫn giảm nhẹ.

Diễn biến 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đi theo chỉ số chính VN-Index, nhưng vị thế hiện tại có chút khác biệt. Cụ thể HNX-Index đang giảm sâu hơn VN-Index (tính theo mức giảm %) có lẽ do NVB giảm tới 9%, và một số Large Cap khác giảm cũng khá đáng kể như VNR, IDC hay THD. Ngược lại UPCoM-Index chỉ giảm có 0.3%, trong đó hầu hết Large Cap sàn này chỉ giảm dưới 1%, thậm chí có vài mã đang tăng nhẹ như MCH, ACV.

Nhóm ngành chứng khoán đang có ngày càng nhiều sắc xanh. Lưu ý rằng ngay từ ngay hoặc sau ATO vài phút, một số cổ phiếu đầu ngành này đã tăng giá như SSI, VNDVCI, trong đó có lẽ nhờ lực cầu từ khối ngoại. Đến giữa phiên sáng, sắc xanh không chỉ duy trò ở những mã này, còn lan tỏa qua không ít mã khác như BSI, BVS, HCM, FTS, MBS, SHS

Nhóm cổ phiếu xây dựng và VLXD, nhất là những mã được cho là sẽ hưởng lợi nhờ yếu tố “đầu tư công”, đang tiếp tục duy trì được sắc xanhkể từ đầu phiên đến nay, như C4G, C32, CTI, FCN, PLC, VCG, BCC

Nhóm cảng biển và vận tải thủy đang có nhiều dấu hiệu hồi khá tích cực, ví dụ như tại HAH, DXP, GMD, PHP, PDN, TMSHAH đang tăng hơn 1% sau 4 phiên giảm sốc trước đó.

Dù có thông tin đồng USD tăng giá, và tình hình xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tích cực trong tháng 8, nhưng VHC và nhiều cổ phiếu ngành này, ví dụ như MPC, IDI, ACL… vẫn còn chưa tăng giá.

Mở cửa giảm không ngoài “kỳ vọng”

DJ đi 500 điểm sau khi Fed ra tin “như kỳ vọng”, vậy VN-Index giảm điểm ngay khi mở cửa chắc cũng không có gì ngoài kỳ vọng. Chỉ số đã giảm hơn 9 điểm, gần chạm về mốc 1,200 điểm, tuy nhiên mức giảm này có lẽ không quá mức bi quan. Vấn đề là VN-Index sẽ giảm bao nhiêu điểm trong ngày hôm nay, và xu hướng giảm còn kéo dài như thế nào, thậm chí có bất ngờ nào hay không?

Sàn HOSE có khoảng 2/3 số cổ phiếu giảm giá khi mở cửa, so với gần 30% còn lại tăng giá. Ở nhóm largecap, chỉ có chưa đến 10 cổ phiếu tăng giá, trong đó có GAS và mấy mã ngành chứng khoán như SSI, VCI, VND. Tuy vậy cũng ở nhóm này, đa số cổ phiếu giảm giá chưa đến 2%, ngoại trừ BCM, VIB, MSN, VHC, NLG…, thậm chí không có mã nào giảm quá 3%. Dù còn sớm để nhận định, nhưng thống kê đã cho thấy khối ngoại đang mua ròng nhẹ ở sàn HOSE, trong đó mua nhiều ở HPGHAG, MBB sớm có giao dịch lớn nội khối.

Các chỉ số HNX-Index lẫn UPCoM-Index đều giảm ngay từ sớm, tuy nhiên mức giảm tính theo tỷ lệ % cũng chưa đến 1%. Sau khi sàn HOSE mở cửa, hai sàn này cũng ngập trong sắc đỏ. Ở nhóm Large Cap hai sàn, cũng có rất nhiều mã giảm giá, tuy nhiên mức giảm đa số dưới 1%, ngoại trừ số ít giảm sâu như NVB, PVI của sàn HNX, hay MVN, MML của sàn UPCoM.

Nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp dù được nhiều chuyên gia bình luận là giúp cởi trói cho ngành BĐS, tuy nhiên tác động thực sự có lẽ vẫn phải chờ thêm. Trước mắt, nhóm BĐS, nhất là phân khúc nhà ở, tiếp tục giao dịch khá ảm đạm và kéo dài chuỗi ngày giảm giá kể từ cuối tháng 8 đến nay. Sáng nay chỉ có số ít tên tuổi trong nhóm này tăng giá nhẹ, bao gồm DXG, DIG, CEO… Các tên tuổi hàng đầu như VHM, NVL, PDR, VRE… đều giảm hơn 1% ngay sau ATO.

Nhóm xây dựng có nhiều sắc xanh tiếp nối chiều qua. Sáng nay nhiều mã xây dựng mở cửa tăng giá bất chấp xu thế ảm đạm nói chung trên cả 3 sàn, trong đó có không ít tên tuổi đáng nhắc đến CTI, CII, FCN, LCG, HHV, VCG, C4G… Không ít mã trong số này trước giờ vẫn được kỳ vọng vào yếu tố đầu tư công, hoặc có những dự án/công trình đặc thù.

NKG tiếp tục tăng giá phiên thứ 3 liên tiếp bất chấp tình hình chung, dù mức tăng cũng chỉ có 100 đồng/cp. Cổ phiếu này cũng đang đi ngược “sóng ngành”, khi đa số, kể cả 2 đại gia khác là HPGHSG, đều đã giảm ít nhất 2 phiên liên tiếp.

Hoàng Nam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (112)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán Tuần 25-29/03/2024: VN-Index chững lại đà tăng

VN-Index giảm điểm và gặp khó khăn khi test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,285-1,295 điểm). Dự kiến trong các phiên tới, chỉ số có thể xảy ra các đợt...

Nhịp đập Thị trường 29/03: Hồi xong lại đuối, VN-Index mất hơn 6 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6.09 điểm (0.47%), về mức 1,284.09 điểm; HNX-Index giảm 1.33 điểm (0.55%), về mức 242.58 điểm. Độ rộng toàn thị trường...

Thị trường chứng quyền 29/03/2024: Liên tục biến động khó lường

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2024, toàn thị trường có 86 mã tăng, 53 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 29/03/2024: Tâm lý lạc quan vẫn hiện hữu

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 28/03/2024. VN30-Index bật tăng đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window kèm theo khối...

Vietstock Daily 29/03/2024: Có thể xảy ra rung lắc ngắn hạn

VN-Index tăng điểm và test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,285-1,295 điểm). Dự kiến trong các phiên tới, chỉ số có thể xảy ra các đợt rung lắc mạnh...

Nhịp đập Thị trường 28/03: Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng 13 phiên liên tiếp

Chốt phiên 28/03, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 1,000 tỷ đồng, đưa số phiên bán ròng lên 13 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 9.6 ngàn tỷ đồng. Nhóm này bán mạnh...

Thị trường chứng quyền 28/03/2024: Tốt xấu đan xen

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2024, toàn thị trường có 46 mã tăng, 85 mã giảm và 36 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt...

Chứng khoán phái sinh ngày 28/03/2024: Tín hiệu lạc quan dần xuất hiện

Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2024. VN30-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji với bóng nến dưới...

Vietstock Daily 28/03/2024: Duy trì thế trận giằng co

VN-Index tăng nhẹ kèm theo xuất hiện mẫu hình nến gần giống Spinning Top cho thấy tình trạng giằng co đang hiện diện. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng gần 2 ngàn tỷ...

Nhịp đập Thị trường 27/03: Tiền về, VN-Index hồi trong phiên chiều

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0.88 điểm (0.07%), lên mức 1,283.09 điểm; HNX-Index tăng 0.82 điểm (0.34%), lên mức 242.85 điểm. Độ rộng toàn thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98