Vì sao bất động sản hạ giá hàng trăm tỷ đồng vẫn... ế

30/09/2022 14:34
30-09-2022 14:34:11+07:00

Vì sao bất động sản hạ giá hàng trăm tỷ đồng vẫn... ế

Nhiều tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng rao bán qua nhiều lần thanh lý, giá giảm hàng trăm tỷ đồng so với ban đầu nhưng vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm.

Hạ giá vẫn không ai mua

Agribank vừa ra thông báo bán đấu giá lần thứ 28 khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng, gồm nợ gốc hơn 352 tỷ đồng, nợ lãi vay hơn 356 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở lần đấu giá này, Agribank chỉ đưa ra giá khởi điểm là 352 tỷ đồng, chỉ bằng chính nợ gốc mà doanh nghiệp này phải trả. Tài sản bảo đảm để thế chấp cho khoản vay là quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh diện tích 6.952 m2 ở huyện Bình Chánh, TPHCM.

Khoản nợ này bắt đầu được Agribank tổ chức bán đấu giá lần đầu vào cuối năm 2018 với giá khởi điểm là 405 tỷ đồng.

Agribank rao bán tài sản bảo đảm để thế chấp cho khoản vay của Doanh nghiệp Tư nhân Thanh Tùng là quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh diện tích 6.952 m2 ở huyện Bình Chánh.

BIDV thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Vertical Synergy VietNam. Tài sản thế chấp cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 63 đường Pastuer, phường Bến Nghé, quận 1; 12 bất động sản tại phường An Phú Đông, quận 12; bất động sản tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản, phường 7, quận 3.

Giá khởi điểm cho toàn bộ tài sản trên là hơn 348 tỷ đồng. Như vậy, giá khởi điểm ở lần rao bán này đã giảm hơn 120 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 7/2022.

Tính đến 14/9, tổng dư nợ của Công ty CP Vertical Synergy VietNam tại BIDV là hơn 481 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 347 tỷ đồng và nợ lãi gần 134 tỷ đồng. Có nghĩa, BIDV đang rao bán khoản nợ với mong muốn thu hồi lại phần nợ gốc và bỏ qua toàn bộ phần nợ lãi.

OceanBank mới đây tiếp tục thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 800 tỷ đồng của Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị (CUD). Giá khởi điểm lần này ngân hàng đưa ra là hơn 658 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên hồi tháng 3/2022.

Tương tự, Vietcombank nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam. Giá khởi điểm rao bán trong lần gần nhất chỉ gần 989 tỷ đồng, giảm hơn 110 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 3/2022.

12 bất động sản tại phường An Phú Đông, quận 12 được BIDV bán đấu giá để thu hồi nợ của Công ty CP Vertical Synergy Viet Nam.

Tài sản đấu giá bao gồm các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nhà xưởng của Công ty TNHH Kỹ nghệ Evergreen Việt Nam, hệ thống thiết bị máy móc sản xuất sợi tại nhà máy 1 và nhà máy 2 của công ty ở Bình Dương.

Do định giá quá cao

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mại được định giá theo giá trị chưa sát với giá thị trường nên dù đại hạ giá vẫn khó bán. Chưa kể, giá khởi điểm phải được đồng ý của cả ngân hàng lẫn khách hàng nên mất nhiều thời gian cho thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm.

Ông Nguyễn Văn Du - quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước - cho biết, sở dĩ việc xử lý nợ xấu của ngân hàng còn khó là dù bất động sản có giá rất cao từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022 nhưng số giao dịch thành công không nhiều, vẫn ít người mua. Trong khi đó, một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 như khách sạn, nhà hàng cũng phải rao bán trong bối cảnh sự hồi phục của ngành du lịch chưa mạnh mẽ.

Mặt khác, một trong những kênh xử lý nợ xấu là sàn mua bán nợ VAMC chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm ngoái, được kỳ vọng đem lại làn gió mới trên thị trường nhưng lại chưa được như mong đợi. Hoạt động mua bán nợ trên sàn VAMC vẫn chưa thực sự sôi động dẫn tới việc các ngân hàng chủ yếu tự xử lý nợ thay vì đưa qua sàn mua bán này.

Tài sản bảo đảm khi phát mại được định giá theo giá trị chưa sát với giá thị trường nên dù đại hạ giá vẫn khó bán.

Thống kê của Vietnam Report chỉ ra, nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh. Sức ảnh hưởng của đại dịch lên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài, khi doanh nghiệp chưa thể phục hồi.

“Nợ xấu có xu hướng tăng lên và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020”, báo cáo của Vietnam Report nêu.

Tại báo cáo kinh tế Việt Nam tháng 8/2022, Ngân hàng Thế giới cho rằng chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam vẫn là một quan ngại và cần liên tục theo dõi. Dù tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống vẫn cao hơn yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng vẫn tương đối thấp. Ngoài ra, rủi ro tín dụng trong lĩnh vực bất động sản có thể tăng trong bối cảnh phương thức huy động vốn thiếu minh bạch, định giá quá cao và phần nào do đầu cơ.

Số liệu từ báo cáo tài chính quý II/2022 của các ngân hàng cho thấy, áp lực nợ xấu đang bủa vây khi tổng nợ xấu của 28 ngân hàng tại 30/6 là 122.000 tỷ đồng trong tổng dư nợ, tăng gần 20% so với đầu năm.

Duy Quang

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cảnh báo việc tiếp tay cho tội phạm khi bán, cho thuê tài khoản ngân hàng

Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay trên các hội nhóm, diễn đàn xuất hiện tình trạng các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng với giá từ 500 nghìn đến 1 triệu...

Lên kịch bản ‘sống chung’ với áp lực tỷ giá

Tỷ giá đã tăng hơn 3% kể từ đầu năm, chạm ngưỡng mục tiêu điều hành chính sách ngoại hối. Các chuyên gia cho rằng áp lực tỷ giá sẽ còn dai dẳng theo diễn biến giảm...

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 11,286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền...

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM tăng 35.4% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, kiều hối chuyển về TPHCM đạt 2.869 tỷ USD, tăng 3.5% so với quý trước và tăng 35.4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần...

SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking

Để đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả khách hàng, kể từ tháng 5/2024, SHB sẽ thực hiện điều chỉnh cơ chế tính phí và mức thu phí dịch vụ theo dõi biến động số...

Sacombank vượt mốc 1 triệu khách hàng thẻ tín dụng, không ngừng gia tăng giá trị và trải nghiệm khách hàng thẻ 

Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách...

Định giá cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, cổ phiếu nào nên "xuống tiền"?

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua đà hồi phục mạnh từ cuối năm 2023 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, so với chỉ số P/E toàn ngành, một số cổ phiếu có cơ bản tốt vẫn...

Giá bán USD ngân hàng tiến gần mốc 26,000 đồng

Phiên sáng 17/04, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục trước đó với giá bán USD gần chạm mốc 26,000 đồng.

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý trong vay tiêu dùng và thu hồi nợ

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho biết, chất lượng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện còn diễn biến theo chiều hướng xấu. Hoạt động xử lý, thu hồi nợ xấu của các tổ...

Làm giả giấy tờ để mở thẻ tín dụng, chiếm đoạt tiền của nhiều ngân hàng

Sau khi làm giả chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…, bị cáo dùng các loại giấy tờ giả này đi mở thẻ tín dụng tại nhiều ngân hàng, rút tiền để tiêu.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98