Các ngân hàng lo lắng nhiều vấn đề quanh dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

15/10/2022 10:20
15-10-2022 10:20:00+07:00

Các ngân hàng lo lắng nhiều vấn đề quanh dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ngày 14/10, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có buổi tọa đàm về một số ý kiến góp ý của các ngân hàng về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Buổi tọa đàm của VNBA diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: H.N.H

Một trong những nội dung các ngân hàng đề cập là việc dự thảo luật vẫn quy định chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song không có quy định về cách xác định thành viên hộ gia đình. Đây tiếp tục là vướng mắc rất lớn cho các tổ chức tín dụng trong quá trình nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Thực tế thời gian qua đã phát sinh rất nhiều vụ tranh chấp kéo dài (thường do xác định thiếu thành viên hộ gia đình ký hợp đồng thế chấp), dẫn đến tòa án tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng vẫn tỏ ra băn khoăn về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong đó một số cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 42/2017/QH14 chưa được quy định tại dự thảo luật này.

Do đó, các ý kiến ngân hàng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung một số quy định tại Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực thi hành.

Chưa có hình thức cầm cố với bất động sản

Theo Hiệp hội Ngân hàng, biện pháp cầm cố bất động sản đã được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) không quy định hình thức cầm cố đối với bất động sản, mà chỉ có hình thức thế chấp bất động sản. Theo đó, các ngân hàng tỏ ra lo ngại sẽ có khoảng trống pháp lý về vấn đề này nên đã đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung biện pháp bảo đảm “cầm cố” đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Luật Đất đai (sửa đổi).

Một trong những vấn đề khác đang được các ngân hàng lo ngại là những trường hợp tài sản gắn liền với đất đã hình thành (xây dựng xong) nhưng chưa được ghi nhận trên giấy chứng nhận. Trên thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp nhà ở được xây dựng trên đất ở riêng lẻ của bên vay chưa được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp được công chứng, đăng ký thế chấp chỉ ghi nhận việc thế chấp quyền sử dụng đất, không ghi nhận nhà ở gắn liền với đất.

Trong những trường hợp này, ngân hàng và bên thế chấp thường buộc phải lập văn bản thỏa thuận ký không qua thủ tục công chứng, đăng ký để thỏa thuận về việc nhận thế chấp/cơ chế xử lý tài sản gắn liền với đất chưa được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy, giao dịch thế chấp tiềm ẩn rủi ro tranh chấp đối với tài sản gắn liền với đất là tài sản thế chấp./.

Chí Tín

TBTCVN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá USD tiếp đà tăng mạnh

Đồng USD tiếp đà tăng giá mạnh trong tuần qua (22-26/05/2023) khi phần lớn nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong...

Công an TP HCM đánh sập đường dây cho vay nặng lãi thu lợi hơn 4.100 tỉ đồng

Công an TP HCM đã đánh sập đường dây cho vay nặng lãi thu lợi bất chính hơn 4.123,4 tỉ đồng, khởi tố 9 người điều hành tại 3 công ty.

Lựa chọn lối ra cho việc xử lý nợ xấu

Các chuyên gia và đại diện ngân hàng cho rằng cơ quan quản lý cần trao quyền nhiều hơn cho các ngân hàng trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ...

Sacombank nhận giải tiêu biểu về bán lẻ và hoạt động cộng đồng 

Ngày 26/05/2023, Sacombank tiếp tục nhận về 2 giải thưởng quan trọng “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”. Trong hành trình theo đuổi...

Giải pháp để đạt mục tiêu kiều hối về TPHCM tăng trưởng bình quân 10%/năm giai đoạn 2023-2030

Kiều hối là nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế xã hội. Nhận diện và đánh giá đầy đủ vai trò, ý nghĩa của nguồn lực này, Ủy ban nhân dân TPHCM đã chỉ đạo xây dựng...

ACB chốt quyền trả cổ tức 2022 bằng tiền và cổ phiếu, tổng tỷ lệ 25%

Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) vừa thông báo 02/06/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2022 bằng tiền và cổ phiếu.

HDBank và IFC thỏa thuận hợp tác tư vấn nâng tầm và mở rộng hoạt động tài trợ chuỗi

HDBank và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa tổ chức Lễ ký kết hợp tác về việc tư vấn mở rộng hoạt động tài trợ chuỗi, làm cơ sở để nâng cấp và mở rộng nền tảng...

Làm thế nào để ngăn chặn nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng? 

Hiện nay, tình trạng có quá nhiều tài khoản ngân hàng sau khi được “chính chủ” lập ra bị mang đi mua bán, cho thuê. Vậy, làm cách nào để ngăn chặn tình trạng này?

Vì sao tỷ lệ CASA của các ngân hàng cuối quý 1 đều giảm?

Tính đến cuối quý 1, tỷ lệ CASA của các ngân hàng đều sụt giảm so với đầu năm, do tác động từ nhiều nguyên nhân.

Ba tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53.51% về số lượng

Trong 3 tháng đầu năm, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng đạt 74.63%; giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tăng 53.51% về số lượng; qua kênh...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98