Cổ phiếu cao su ngày càng “chìm sâu”

07/10/2022 09:12
07-10-2022 09:12:02+07:00

Cổ phiếu cao su ngày càng “chìm sâu”

Sau khi hồi phục nhẹ trong 3 tháng đầu năm 2022, giá cao su thế giới bắt đầu điều chỉnh và ngày càng lao dốc trong những tháng quý 3. Dù kết quả kinh doanh quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm chưa được các doanh nghiệp cao su trên sàn công bố, dường như thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này đã cho những phản ứng tương đối tiêu cực.

Theo thống kê từ VietstockFinance, thị giá của 8 trong tổng số 10 cổ phiếu thuộc nhóm sản xuất cao su tại thời điểm 30/09/2022 ghi nhận giảm so với cuối quý 2 cũng như đầu năm 2022, bình quân giá mỗi cổ phiếu giảm khoảng 11% so với thời điểm cuối tháng 6 và 23% so với đầu tháng 1. Chỉ cổ phiếu HRCTNC tăng giá so với 2 thời điểm vừa nêu.

Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất cao su tại thời điểm 30/09/2022
Nguồn: VietstockFinance

Không chỉ giảm giá, thanh khoản của các cổ phiếu cao su cũng giảm đáng kể trong suốt thời gian qua. Trong quý 3/2022, tổng khối lượng khớp lệnh bình quân của 10 cổ phiếu trong ngành đạt hơn 3 triệu cp/phiên, giảm gần 23% so với bình quân 6 tháng đầu năm.

Một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu của nhóm sản xuất cao su bị “thất sủng” có thể kể đến việc giá cao su thế giới đã điều chỉnh suốt thời gian qua, đặc biệt là trong quý 3.

Theo dữ liệu từ trang Trading Economics, giá cao su thế giới bắt đầu điều chỉnh sau khi lập đỉnh vào ngày 23/02/2022. Sau khi điều chỉnh từ đỉnh 185 USD Cents/kg xuống 165 USD Cents/kg vào cuối tháng 6, giá cao su bỗng lao dốc mạnh và tạo đáy trong ngày 06/09 với 130 USD Cents/kg, tương ứng giảm hơn 21% trong 2 tháng. Đến nay, giá cao su thế giới vẫn đang tích lũy trong vùng quanh 134 USD Cents/kg và chưa có tín hiệu hồi phục rõ ràng.

Giá cao su thế giới liên tục lao dốc từ cuối tháng 2/2022 đến nay
Nguồn: Trading Economics

Nhận định về giá cao su, SSI Research cho biết giá xuất khẩu cao su tự nhiên trong nửa đầu năm 2022 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ, bất chấp nền kinh tế toàn cầu dần mở cửa trở lại và giá dầu cao hơn. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu từ Trung Quốc vẫn ở mức thấp khi quốc gia này vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt.

Trong thời gian tới, SSI Research dự báo giá cao su tự nhiên sẽ dần được cải thiện trong bối cảnh Trung Quốc dần dần khôi phục ngành công nghiệp sản xuất lốp xe sau khi các biện pháp giãn cách được dỡ bỏ. Tuy nhiên, đơn vị này cũng lưu ý giá cao su sẽ chỉ tăng ở mức thấp một con số trong phần còn lại của năm 2022 và năm 2023 do giá dầu được dự báo sẽ giảm.

Bên cạnh nguyên nhân từ giá cao su thế giới, việc cổ phiếu của doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên không còn được ưa thích còn do tình hình chung của thị trường chứng khoán Việt Nam suốt thời gian qua.

Cụ thể, sau khi thành công chiếm được ngưỡng 1,500 điểm và dao động quanh ngưỡng 1,480 điểm trong thời gian dài, VN-Index đã liên tục điều chỉnh trong khoảng thời gian tháng 4 và đầu tháng 5/2022, cuối cùng tạo đáy ở mốc 1,171 điểm trước khi quay đầu hồi phục. Đến tháng 9, trước động thái nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương, VN-Index từ vị thế áp sát ngưỡng 1,300 điểm đã tụt dốc không phanh về sát mốc 1,000 điểm ngay trong đầu tháng 10.

Tương quan giữa giá một số cổ phiếu cao su và diễn biến của VN-Index
Nguồn: VietstockFinance

Ngành săm lốp có được hưởng lợi?

Với việc cao su thiên nhiên chiếm phần lớn trong chi phí nguyên liệu, giá cao su điều chỉnh sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất săm lốp được hưởng lợi, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế của nhiều nước đã bước vào giai đoạn ổn định sau dịch, nhu cầu di chuyển bằng xe ô tô đã quay trở lại.

Theo SSI Research, dù lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp săm lốp trong quý 2 giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng triển vọng tăng trưởng trong tương lai sẽ khả quan hơn nhờ giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển sẽ giảm xuống.

Riêng đối với DRC, SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp này sẽ đạt mức cao nhất trong quý 3/2022 do cơ sở so sánh thấp trong cùng kỳ năm trước, khi các biện pháp giãn cách xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của DRC. Doanh thu từ tháng 7-8/2022 có thể đạt 950 tỷ đồng, vượt qua mức doanh thu 929 tỷ đồng của cả quý 3/2021.

Bên cạnh động lực từ giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển, SSI Research còn cho rằng DRC có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn nhờ nhu cầu xe du lịch cỡ nhỏ/xe con tại Việt Nam sẽ tăng cùng với thu nhập khả dụng của người tiêu dùng và DRC đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất lốp radial dành riêng cho xe du lịch cỡ nhỏ/xe con. Dự án này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu khả thi và có khả năng chỉ thực hiện khi nhà máy sản xuất lốp radial dành cho xe tải đạt công suất 1 triệu lốp/năm.

Triển vọng của ngành săm lốp nói chung và DRC nói riêng nhìn chung khá sáng. Liệu cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành có diễn biến tích cực như những dự báo về kết quả kinh doanh? Đáng tiếc câu trả lời là không.

Giá cổ phiếu doanh nghiệp săm lốp vào cuối phiên 30/09/2022
Nguồn: VietstockFinance

Có thể thấy, trong 3 cổ phiếu ngành săm lốp gồm DRC, CSMSRC, chỉ có DRC là vẫn duy trì được đà tăng sau quý 3, tuy nhiên mức tăng trưởng chỉ ở mức 4%. Còn nếu tính cả 9 tháng đầu năm 2022 thì không có bất kỳ cổ phiếu nào thuộc nhóm ngành giữ được đà tăng điểm. Tương tự nếu xét về mặt thanh khoản, khối lượng khớp lệnh trung bình của 3 cổ phiếu kể trên trong quý 3 đều giảm mạnh hàng chục phần trăm so với bình quân quý 2 và 9 tháng đầu năm.

Hà Lễ

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98