IMF: Các nền kinh tế châu Á sẽ phải đối mặt tình trạng nợ gia tăng, vốn tháo chạy

14/10/2022 08:21
14-10-2022 08:21:37+07:00

IMF: Các nền kinh tế châu Á sẽ phải đối mặt tình trạng nợ gia tăng, vốn tháo chạy

Châu Á sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về mặt kinh tế, bao gồm nợ gia tăng và dòng vốn tháo chạy, do lãi suất trên thế giới tiếp tục lên cao, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.

Cảnh báo này được đưa ra khi IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 xuống 2.7%, từ mức 2.9% trước đó. Cũng trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, tổ chức này cảnh báo năm 2023 sẽ gióng như một cuộc suy thoái đối với nhiều nơi trên thế giới.

“Nợ đã tăng lên ở châu Á. Đầu tiên, chỉ có nợ của khối tư nhân tăng lên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhưng sau đó, kể từ đại dịch Covid-19, nợ công cũng chung xu hướng. Vì vậy, bất cứ điều gì làm thay đổi lãi suất toàn cầu đều tạo thêm sóng gió cho các nền kinh tế châu Á”, Phó giám đốc IMF Anne-Marie Gulde nói trên chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC vào ngày 13/10.

“Chúng tôi cũng thấy dòng chảy vốn tăng lên, đạt đến mức mà chúng tôi từng thấy lần cuối cùng tại thời điểm xảy ra sự kiện taper tantrum năm 2013. Và chắc chắn, bất cứ điều gì khiến lãi suất tăng lên sẽ thông qua kênh này và tác động đến chi phí đi vay ở châu Á”, bà Gulde bổ sung. Sự kiện taper tantrum năm 2013 xảy ra khi giới đầu tư phản ứng với kế hoạch giảm quy mô nới lỏng định lượng của Fed bằng cách nhanh chóng bán bớt trái phiếu, khiến giá tài sản này lao dốc.

IMF cũng lưu ý rằng nợ xấu đang phổ biến ở nhiều quốc gia tại châu Á, và những quốc gia có nội tệ giảm giá so với USD có thể phải trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn về chi phí sinh hoạt. Điển hình nhất là hiện nay, yên Nhật đang ở mức thấp nhất 32 năm so với USD.

Ở châu Á, IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 4.4%, giảm 0.2% so với dự báo hồi tháng 7. Tổ chức này cũng hạ tăng trưởng GDP đối với ASEAN-5, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, xuống 4.9%.

Khi được hỏi liệu cuộc khủng hoảng trái phiếu ở Vương quốc Anh có gây ảnh hưởng tới các nền kinh tế châu Á hay không, bà Gulde cho biết sự kiện này sẽ có tác động hạn chế đến các thị trường châu Á, dù bất cứ điều gì tạo ra sự bất ổn trên thị trường tài chính đều sẽ ảnh hưởng tới các nền kinh tế còn lại bằng cách này hay cách khác. “Chắc chắn, đây không phải là tin tốt lành gì đối với các quốc gia ở châu Á cũng như cả thế giới”.

Tuy nhiên, bà cho biết vẫn có một số yếu tố tích cực đối với châu Á. Khi nhiều nền kinh tế châu Á, như Nhật Bản và Hồng Kông (Trung Quốc), mở cửa trở lại, người dân sẽ di chuyển nhiều hơn, tạo ra hoạt động kinh tế và có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái. Trong khi đó, việc các đồng tiền giảm giá so với USD cũng đồng nghĩa giá trị xuất khẩu của các nền kinh tế châu Á sẽ tăng lên.

Ngoài ra, việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cũng giúp giảm lạm phát lõi của khu vực này, theo IMF.

Kim Dung (Theo CNBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98