Thỏa thuận thương mại giữa Campuchia và Hàn Quốc sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2022

06/10/2022 20:00
06-10-2022 20:00:00+07:00

Thỏa thuận thương mại giữa Campuchia và Hàn Quốc sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2022

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Campuchia hôm 02/10 xác nhận Hiệp định thương mại tự do Campuchia – Hàn Quốc (CKFTA) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/12/2022.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Đại sứ quán Hàn Quốc gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế của Campuchia (MFAIC) trong cùng ngày, Khmer Times đưa tin.

Đại sứ quán Hàn Quốc nêu rằng, theo quy định tại Điều 10.10 của CKFTA, hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày, kể từ thời điểm Công hàm ngày 02/10/2022 được gửi tới Chính phủ Campuchia. Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã hoàn tất thủ tục để thực thi hiệp định tại nước này.

Ngoài ra, Đại sứ quán Hàn Quốc cũng đã gửi thông báo tương tự đến Bộ Thương mại Campuchia (MoC).

Chia sẻ trên trang Khmer Times gần đây, Tổng giám đốc Phòng Thương mại Campuchia (CBC), ông Nguon Mengtech, cho biết các doanh nghiệp tư nhân rất hoan nghênh CKFTA. Ngoài những thị trường hiện tại, hiệp định này sẽ mở ra một cánh cửa khác để họ mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, khi chính thức thực thi thỏa thuận thương mại song phương này, có thể sẽ phát sinh một số khiếu nại.

Ông Mengtech cho biết thêm, lĩnh vực tư nhân có thể sử dụng quan hệ đối tác công-tư không chỉ để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện FTA mà còn giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách và thỏa thuận thương mại khác của Chính phủ. Theo Tổng giám đốc CBC, đây là một cơ chế rất hiệu quả để lĩnh vực tư nhân giải quyết các vấn đề thương mại với các nhà hoạch định chính sách.

Ông nói: “Còn quá sớm để dự đoán những thay đổi mà hiệp định sẽ mang lại, ngay cả trước khi FTA này có hiệu lực. Bên cạnh đó, lĩnh vực tư nhân thậm chí cũng chưa bắt đầu hoạt động thương mại. Thế nên, chúng ta hãy xem những thay đổi nào sẽ diễn ra khi triển khai thỏa thuận. Nếu có bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Campuchia, chúng tôi sẽ trình lên Chính phủ để giải quyết”.

Theo CKFTA, ngay sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực, Vương quốc sẽ được Hàn Quốc xóa bỏ hơn 95% số dòng thuế để xuất khẩu 92% hàng hóa sang nước đối tác ở mức thuế suất 0%.

Thứ trưởng MoC, ông Pen Sovicheat, cho rằng CKFTA sẽ mang lại thêm những lợi ích từ thương mại giữa 2 nước như dòng thuế, thuế suất và một số điều kiện vẫn còn hạn chế theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Ông Sovicheat nói: “Thế nên, CKFTA sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện những điều mà chúng tôi nhận được thông qua RCEP và mở rộng thị trường tại quốc gia này. Điều này giúp chúng tôi kỳ vọng thương mại song phương sẽ được thúc đẩy thêm nữa. Thế nhưng, tỷ lệ phần trăm số dòng thuế còn lại mà chúng tôi chưa nhận được có liên quan đến một số mặt hàng còn nhạy cảm đối với nền kinh tế của nước đối tác nên họ không thể xóa bỏ cho chúng tôi. Ngoài ra, còn một số mặt hàng đòi hỏi chúng tôi phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật”.

Thứ trưởng MoC cho biết thêm, theo CKFTA, Campuchia sẽ được xuất khẩu tiêu, chuối, hạt điều, khoai tây, dứa, cà phê, trái cây, ngô, nhãn, thuốc lá, thịt, sản phẩm thủy sản, đường, cao su, hàng may mặc, hàng dệt may, giày dép, xe đạp, sản phẩm du lịch, túi xách, linh kiện, hàng hóa công nghiệp,…sang Hàn Quốc. Đối với nước đối tác, họ sẽ được xuất khẩu linh kiện điện tử, nguyên liệu may, mỹ phẩm, thực phẩm, vật liệu xây dựng, linh kiện và các hàng hóa khác sang Vương quốc.

CKFTA là hiệp định thương mại tự do song phương thứ 2 giữa Vương quốc và đối tác. Hồi tháng 1 năm nay, FTA giữa Campuchia và Trung Quốc cũng đã chính thức có hiệu lực.

Khai Tâm (Theo Khmer Times)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia

Trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỷ USD (chiếm hơn 24% tổng số dự án và hơn 44% vốn...

Campuchia mong thu hút khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc

Nhiều người dân Campuchia tỏ ra rất vui mừng khi chứng kiến sự kiện ra mắt “Năm giao lưu nhân văn Trung quốc - Campuchia 2024” diễn ra hồi cuối tuần trước. Họ hy...

Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngân hàng tại Lào để giao dịch tài chính

Chính phủ Lào đang nỗ lực đảm bảo có nhiều ngoại tệ hơn được đưa vào hệ thống ngân hàng, giúp nước này có thêm nguồn lực để đối phó với tình trạng mất cân bằng...

Campuchia thu hút 268 dự án FDI, tạo hơn 307,000 việc làm trong năm 2023

Campuchia đã thu hút 4.92 tỷ USD đầu tư tài sản cố định trong năm 2023, tăng 22% so với mức 4.03 tỷ USD hồi năm 2022, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) cho biết...

Lào nâng cấp sân bay do Việt Nam tài trợ và xây dựng thành sân bay quốc tế

Tờ Vientiane Times nhận định sân bay Nongkhang đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong hợp tác Lào-Việt, đáp ứng mong đợi của người dân tỉnh Huaphanh và mang...

Campuchia đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất ngoài ngành may mặc

Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất ngoài may mặc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sản xuất...

Lào tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng của Đông Nam Á

Trong năm 2022, xuất khẩu điện đã đem lại nguồn thu trên 2,3 tỷ USD cho Lào, trong khi nước này chỉ phải chi hơn 40 triệu USD cho việc nhập khẩu điện.

Campuchia vận hành sân bay tỷ USD do Trung Quốc 'rót' vốn

Sân bay mới và lớn nhất của Campuchia khánh thành tại thành phố Siem Reap trong đầu tuần này. Đây là cửa ngõ chính dẫn tới địa điểm du lịch nổi tiếng nhất quốc gia...

Lào sẽ tăng cường quản lý hoạt động khai thác đất hiếm

Thủ tướng Lào khẳng định trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm đang ngày gia tăng trên thị trường thế giới, Chính phủ cần phải đảm bảo Lào được hưởng lợi một cách đầy đủ...

RCEP có thể giúp Campuchia thu hút thêm đầu tư trong những năm tới

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Campuchia và góp...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98