TS Võ Trí Thành: ‘Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là gợi mở đáng suy ngẫm’

01/10/2022 17:00
01-10-2022 17:00:00+07:00

TS Võ Trí Thành: ‘Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là gợi mở đáng suy ngẫm’

Theo TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, các công trình giao thông trọng điểm mang lại cảm hứng phát triển đặc biệt cho Quảng Ninh.

TS Thành cho biết tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái không chỉ có ý nghĩa đối với cực tăng trưởng Quảng Ninh thông qua hai mũi đột phá là khu kinh tế Vân Đồn và khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, mà còn kết nối 3 cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất khu vực miền Bắc là Lào Cai, Hữu Nghị và Móng Cái.

Điều này góp phần đưa Quảng Ninh có cơ hội trở thành điểm trung chuyển chiến lược trong khu vực Đông Á - Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc, khu vực hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt - Trung, hợp tác liên vùng vịnh Bắc Bộ mở rộng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy liên kết vùng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng.

Ông vừa có sự trải nghiệm thực tế trên tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Ông cảm nhận ra sao khi đi trên tuyến đường này?

- Đây là tuyến đường chuẩn mực và hiện đại. Hiếm tỉnh nào có sự kết nối hạ tầng xã hội tốt như thế. Đa số nguồn lực thực hiện tuyến cao tốc này từ ngoài Nhà nước, đó là gợi mở rất đáng suy ngẫm. Tôi cho rằng đây là tuyến đường của sự giao thương, quảng bá hình ảnh, thương hiệu và mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, tạo không gian phát triển mới về công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp… cho Quảng Ninh.

Cao tốc Móng Cái ảnh 1

TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh.

Tuyến đường này cũng ghi dấu ấn gần 10 năm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh Quảng Ninh với lộ trình và hướng đi khá bài bản. Ông đánh giá ra sao khi nhìn lại quá trình phát triển này?

- Đường lối phát triển kinh tế xanh của Quảng Ninh đang được thực hiện quyết liệt và đạt nhiều thành công qua hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, ngành du lịch được đầu tư bài bản.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, một loạt công trình lớn xuất hiện, chủ yếu do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư làm thay đổi diện mạo Quảng Ninh như cảng hàng không Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và mới nhất là cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Đây là công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa động lực, quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh, quốc gia và khu vực; tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể khẳng định với những gì đã làm được, Quảng Ninh xứng đáng là hình mẫu phát triển kinh tế du lịch nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng.

Cao tốc Móng Cái ảnh 2

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đưa Quảng Ninh thành tỉnh sở hữu số km cao tốc lớn nhất cả nước

Có một số chiều cạnh trong quá trình phát triển của Quảng Ninh như quy hoạch, chiến lược tăng trưởng, quản trị rủi ro, chứa đựng những giá trị gợi mở để một số địa phương khác lưu tâm. Bởi trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Quảng Ninh vẫn tăng trưởng ấn tượng và thu ngân sách đến từ nhiều nguồn chứ không chỉ du lịch.

Cao tốc Móng Cái ảnh 3

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được hoàn thiện bởi hình thức hợp tác công tư

Do vậy, du lịch cần chất lượng, đẳng cấp hơn nữa theo nhiều nghĩa. Tính đa chức năng của Quảng Ninh vẫn còn ở phía trước. Việc tổ chức lại không gian phát triển theo “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá" là quyết sách táo bạo và hứa hẹn thành công.

Muốn vậy, cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực cho phát triển từ các tập đoàn kinh tế tư nhân uy tín, chất lượng; tạo ra sự liên kết, thúc đẩy doanh nghiệp và khu vực kinh tế của địa phương, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển.

Cao tốc Móng Cái ảnh 4

Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long - một trong 3 đại dự án hạ tầng được đầu tư bởi Tập đoàn Sun Group

Vậy đâu là “nội lực” để Quảng Ninh có thể hấp dẫn nhà đầu tư, thưa ông?

- Tôi muốn khẳng định môi trường kinh doanh, sự ổn định, cam kết đồng hành dài hạn của chính quyền là yếu tố quan trọng khiến nhà đầu tư tìm đến và dành nhiều tâm huyết cho Quảng Ninh. Cơ hội kinh doanh, lợi ích lâu dài, tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích trong lĩnh vực mà họ thực sự quan tâm.

Ví dụ, khi xây dựng tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Sun Group đặt ra mục tiêu đồng hành với tỉnh để tạo dấu ấn chiến lược. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ đặt ra mục tiêu gắn với khai thác tiềm năng phát triển du lịch. Đó là lợi thế kết nối của hạ tầng và hiệu ứng quay vòng tích cực.

Khi doanh nghiệp thực hiện dự án mà hiệu quả mang lại tích cực thì ngoài lợi ích kinh tế cho chính doanh nghiệp, địa phương, còn mang lại lòng tin và uy tín ngày càng lớn mạnh. Tầm nhìn không chỉ là bản thân dự án hay công trình ấy, mà trong dài hạn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho chính doanh nghiệp. Hiệu ứng đó cũng mang lợi ích cho địa phương trong việc huy động vốn để phát triển.

Sâu xa hơn là cần kiên định tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn để thu hút các tập đoàn lớn, không chỉ là bất động sản mà còn là du lịch, văn hóa, hạ tầng, chuyển đổi số, công nghệ, logistics, khu công nghiệp…

Giang Nhật Minh

Zing.vn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thông tin mới về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350 km/h, hơn 70 tỷ USD

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thống nhất phương án xây dựng theo kịch bản 3, đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, vốn đầu tư hơn 70 tỷ USD đối...

Chưa xác định được nguồn cung hơn 2 triệu m3 cát thi công Cao tốc Bắc-Nam

Nếu không xác định sớm nguồn cung ứng vật liệu còn thiếu cho nhà thầu thi công, Dự án Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đến tiến độ...

Nhiều người nhận tiền tỷ bồi thường làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài khoảng 54 km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài khoảng 34 km với hơn 3.400 hộ dân bị ảnh hưởng. Đồng Nai đền bù cao nhất...

Đầu năm 2024 sẽ bàn giao mặt bằng "sạch" để làm dự án Metro số 2

Đây là thông tin được ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 2, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM khẳng định tại họp báo thông tin về tình hình kinh...

TPHCM: Chi 9.000 tỷ đồng cho dự án cầu Cần Giờ

Dự kiến tổng chiều dài cầu và đường dẫn của dự án cầu Cần Giờ khoảng 7,3km, tốc độ thiết kế 60km/h, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp.

Bộ KH-ĐT đề nghị sửa Luật Quy hoạch để khắc phục cục bộ ngành, cát cứ địa phương

Bộ KH-ĐT cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch sẽ là công cụ giúp quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành...

Việt Nam sẽ có 296 bến cảng

Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Quy định mới chia các bến cảng theo từng địa phương thay vì từng khu vực như quy...

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Công ty Phát triển Khu CNC Hòa Lạc

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký công văn ngày 18/11/2023 đồng ý phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với Công ty TNHH MTV...

Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 vẫn vướng mặt bằng, thiếu cát đắp

Cục Quản lý đầu tư xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải, thông tin sau gần 1 năm khởi công dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 đã bàn giao diện tích mặt bằng đạt hơn...

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù cho 2 thành phố mới rộng 884km2 của Hà Nội

Một trong những vấn đề được đại biểu, cử tri quan tâm trong Luật Thủ đô sửa đổi là xây dựng cơ chế đặc thù để vận hành 2 thành phố mới của Thủ đô có tổng diện tích...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98