Ấn Độ giảm hạn ngạch xuất khẩu đường

07/11/2022 08:17
07-11-2022 08:17:47+07:00

Ấn Độ giảm hạn ngạch xuất khẩu đường

Ấn Độ cắt giảm mạnh hạn ngạch xuất khẩu đường trong niên vụ 2022-2023. Động thái này có thể thắt chặt nguồn cung đường trên thị trường toàn cầu vốn đang căng thẳng do thời tiết mưa nhiều làm cản trở hoạt động ép mía và xuất khẩu của Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới.

Sản lượng đường của Ấn Độ được dự báo đạt 36,5 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023. Ảnh: Bloomberg

Hôm 5-11, Bộ Thực phẩm Ấn Độ thông báo chính phủ quyết định phân bổ hạn ngạch xuất khẩu đường 6 triệu tấn trong niên vụ mới, có hiệu lực từ ngày 1-11-2022 đến ngày 31-5-2023. Mức hạn ngạch mới này giảm mạnh so với hạn ngạch 11,2 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022.

Động thái này diễn ra vào thời điểm thế giới thiếu nguồn cung, với việc Brazil chứng kiến lượng mưa quá nhiều, dẫn đến hoạt động ép mía ở các nhà máy đường bị đình trệ. Giá đường thô ở thị trường New York đã tăng hơn 6% kể từ cuối tháng 10 và có thể tăng thêm nữa sau thông báo nói trên của Ấn Độ.

Trước đó, Bloomberg cho biết Ấn Độ đang xem xét cho phép xuất khẩu 6 triệu tấn trong đợt cấp hạn ngạch đầu tiên trong niên vụ mới và khoảng 3 triệu tấn khác trong đợt thứ hai dựa vào tốc độ sản xuất đường trong nước.

Trước đây, Ấn Độ không hạn chế xuất khẩu đường nhưng kể từ năm ngoái, nước này đã áp đặt hạn ngạch xuất khẩu để bảo đảm nguồn cung đầy đủ ở thị trường trong nước. Ấn Độ đã gia hạn chính sách hạn chế xuất khẩu đến tháng 10 năm sau.

Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ, sản lượng đường của Ấn Độ được dự báo đạt 35,8 triệu tấn trong năm nay và 36,5 triệu tấn vào năm sau. Các khách hàng lớn mua đường của Ấn Độ bao gồm Indonesia, Bangladesh, Malaysia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Ấn Độ là nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới.

Theo Rahil Shaikh, Giám đốc điều hành Meir Commodities India, công ty kinh doanh hàng hóa nông nghiệp, có trụ sở ở bang Maharashtra, các nhà máy đường ở Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu tới 2,2 triệu tấn cho niên vụ mới.

Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đường dù có sản lượng dồi dào chủ yếu là để kiểm soát lạm phát đang tăng ở trong nước cũng như để phân bổ nhiều mía hơn cho hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol.

Giá dầu thô cao hơn cũng có lợi cho ethanol và có thể thúc đẩy các nhà máy đường của Brazil chuyển sang ép mía nhiều hơn để sản xuất ethanol thay vì đường, làm hạn chế nguồn cung đường.

Hồi tháng 8, Cơ quan Cung ứng quốc gia (Conab) thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil đã ước tính cắt giảm sản lượng đường trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 33,9 triệu tấn thay vì 40,3 triệu tấn của dự báo trước đó do diện tích trồng mía thấp hơn và năng suất mía giảm trong bối cảnh thời tiết bất lợi. Conab cũng dự kiến, sản lượng ethanol của Brazil, bao gồm cả ethanol sản xuất từ bắp sẽ tăng 1,6% trong niên vụ mới, lên mức 30,35 tỉ lít.

Thời tiết khô nóng trong mùa hè vừa qua ở châu Âu, khu vực sản xuất đường lớn thứ ba thế giới đã khiến sản lượng củ cải đường giảm mạnh, đẩy giá đường tăng lên.

Công ty dịch vụ chuỗi cung ứng đường và ethanol Czarnikow (Anh) dự báo, sản lượng đường của Liên minh châu Âu (EU) và Anh sẽ đạt tổng cộng 16,4 triệu tấn trong năm nay, thấp hơn khoảng 1 triệu tấn so với năm ngoái, có nghĩa là EU có thể phải nhập khẩu nhiều đường hơn bình thường.

Tuy nhiên, các tổ chức khác lại dự báo nguồn cung đường toàn cầu sẽ cải thiện trong năm tới. Tuần trước, Tổ chức Đường quốc tế (ISO) dự báo, sản lượng đường toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ tăng 4,5%, lên 181,9 triệu tấn, cao nhất trong 5 năm. Công ty dịch vụ tài chính StoneX cũng dự báo, thặng dư đường toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 là 3,9 triệu tấn.

Khánh Lan

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Nghịch lý xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

Cà phê Robusta và hồ tiêu là 2 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới nhưng thị phần lại đang rơi vào tay nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98