Chính phủ phá sản, người dân Lebanon chỉ đào bitcoin, mua sắm bằng tether

08/11/2022 08:18
08-11-2022 08:18:41+07:00

Chính phủ phá sản, người dân Lebanon chỉ đào bitcoin, mua sắm bằng tether

Khi lần đầu tiên nghe về bitcoin vào năm 2016, Georgio Abou Gebrael nghĩ đây là một trò lừa đảo. Nhưng đến năm 2019, khi Lebanon rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính sau nhiều thập kỷ rơi vào nội chiến tốn kém cùng những quyết định chi tiêu sai lầm, đồng tiền điện tử này đang được xem như “chiếc phao cứu sinh” cho người dân nơi đây.

"Bitcoin là một cách tốt để nhận tiền từ nước ngoài"

Gebrael là một kiến trúc sư sống ở Beit Mery, một ngôi làng cách Beirut 11 dặm về phía đông. Anh bị mất việc và cần phải tìm một cách khác để nhanh chóng có tiền mặt. Mùa xuân năm 2020, Gebrael cho biết các ngân hàng đã đóng cửa và người dân địa phương bị cấm rút tiền từ tài khoản của họ.

Nhận tiền mặt qua chuyển khoản ngân hàng quốc tế cũng không phải là một lựa chọn tuyệt vời, vì các dịch vụ này sẽ lấy USD từ người gửi và chuyển thành đồng bảng Liban cho người nhận với tỷ giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường, theo chàng trai 27 tuổi này.

Gebrael nói: “Tôi sẽ mất khoảng một nửa số tiền. Đó là lý do tại sao tôi xem bitcoin là một cách tốt để nhận tiền từ nước ngoài”.

Gebrael đã tìm thấy một diễn đàn dành riêng để kết nối những người làm việc tự do với nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương bằng bitcoin. Với công việc đầu tiên của mình, Gebrael được trả 5 USD bằng bitcoin. Dù đó là số tiền nhỏ, song chàng trai lại cảm thấy rất hứng thú.

Với công việc đầu tiên của mình, Gebrael được trả 5 USD bằng bitcoin.

Hiện tại, một nửa thu nhập của Gebrael là từ công việc tự do và 90% trong đó được trả bằng bitcoin. Một nửa thu nhập còn lại là khoản lương bằng USD do công ty kiến trúc mới của anh trả.

Gebrael cho biết: “Khi được công ty trả lương, tôi sẽ rút hết tiền ra để mua một lượng nhỏ bitcoin vào thứ Bảy hàng tuần. Phần còn lại, tôi giữ lại để chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày và sửa sang nhà cửa”.

Không chỉ là phương tiện thuận tiện để kiếm sống, bitcoin đã trở thành ngân hàng của Gebrael.

Khi cần tiền mặt để mua hàng và các nhu yếu phẩm khác, Gebrael ban đầu sử dụng một dịch vụ gọi là FixedFloat để đổi một lượng bitcoin mà anh kiếm được thành đồng tether, một stablecoin được tạo ra để theo dõi giá trị của đồng USD. Sau đó, anh lên một trong hai nhóm trên Telegram để đàm phán giao dịch đổi tether lấy USD. Mặc dù tether không có tiềm năng tăng giá như các loại tiền điện tử khác, nhưng nó đại diện cho một thứ quan trọng hơn: một loại tiền tệ mà người Lebanon vẫn tin tưởng.

Khối lượng giao dịch tiền điện tử của Lebanon tăng khoảng 120%

Rawad El Hajj, một nhân viên marketing 27 tuổi, cho biết: “Ở đây, để đổi tiền điện tử thành tiền mặt rất dễ. Có rất nhiều người đang đổi tether lấy tiền mặt”.

Tuy nhiên, một số người cũng đang trực tiếp sử dụng tether để trang trải cuộc sống hàng này, nhằm tránh phải trả hoa hồng cho các sàn giao dịch tiền điện tử. “Tether ngày càng phổ biến. Cố rất nhiều quán cà phê, nhà hàng và cửa hàng bán thiết bị điện tử chấp nhận thanh toán bằng tether”, Gebrael cho hay.

Các doanh nghiệp địa phương trong vùng Chouf cũng bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử trong bối cảnh sự các trại khai thác tiền điện tử mọc lên ngày càng nhiều. Ở Sidon, chủ sở hữu 26 tuổi của nhà hàng Jawad Snack cho hay khoảng 30% giao dịch của họ là bằng tiền điện tử. Một số khách sạn và đại lý du lịch khác cũng chấp nhận thanh toán bằng tether.

Theo nghiên cứu mới từ công ty dữ liệu blockchain Chainalysis, khối lượng giao dịch tiền điện tử của Lebanon tăng khoảng 120% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đứng sau Thổ Nhĩ Kỳ về khối lượng tiền điện tử nhận được giữa các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi.

Số dư tài khoản ngân hàng của người dân chỉ là số trên giấy

Gebrael không phải là người duy nhất đang tìm cách kiếm, tiết kiệm và tiêu tiền ở Lebanon, quốc gia có hệ thống ngân hàng về cơ bản đã sụp đổ sau nhiều thập kỷ bị quản lý yếu kém.

Đồng nội tệ của Lebanon, bảng Liban, đã mất hơn 95% giá trị kể từ tháng 08/2019, lương tối thiểu giảm mạnh từ 450 USD xuống còn 17 USD/tháng, lương hưu gần như không có giá trị. Lebanon dự đoán sẽ có tỷ lệ lạm phát ở mức 3 con số trong năm nay và chỉ đứng sau Sundan. Những số dư trên tài khoản ngân hàng của người dân cũng chỉ là số trên giấy.

Ray Hindi, giám đốc điều hành của một công ty quản lý tài sản điện tử có trụ sở tại Zurich, cho biết: “Không phải ai cũng tin rằng các ngân hàng đã phá sản, nhưng thực tế là đúng như vậy. Tình hình không thực sự thay đổi kể từ năm 2019. Các ngân hàng hạn chế rút tiền và những khoản tiền gửi đó đã trở thành IOU (giấy chứng minh vay mượn không chính thức). Bạn có thể rút tiền của mình nhưng sẽ bị mất một phần giá trị, có khi là 15%, rồi 35% và bây giờ là 85%”.

Mặc dù mất gần như toàn bộ tiền tiết kiệm và lương hưu, cha mẹ của Gebrael, cả hai đều là nhân viên của chính phủ, vẫn nuôi hy vọng rằng hệ thống tài chính hiện tại sẽ phục hồi vào một thời điểm nào đó. Trong khi đó, Gebrael và những khác đã hoàn toàn mất niềm tin vào hệ thống tiền tệ của họ.

CNBC đã nói chuyện với nhiều người dân Lebanon, và phần lớn họ đều coi tiền điện tử là phao cứu sinh của họ. Một số người xem đào tiền điện tử là nguồn thu nhập duy nhất của họ trong thời gian tìm kiếm việc làm. Những người khác lại sắp xếp các cuộc họp bí mật qua Telegram để hoán đổi tether để lấy USD mua nhu yếu phẩm.

Tiền không còn ý nghĩa gì nữa đối với nhiều người đân Lebanon

Gần như tất cả người dân Lebanon đều khao khát được tiếp cận với một đồng tiền có ý nghĩa.

Gebrael nói: “Bitcoin đã thực sự mang lại cho chúng tôi hy vọng. Tôi sinh ra ở ngôi làng này, tôi sống ở đây cả đời và bitcoin đã giúp tôi ở lại đây”.

Trong khi đó, các ngân hàng ban đầu hạn chế khách hàng rút tiền và sau đó đóng cửa hoàn toàn khi phần lớn thế giới phải phong toả vì dịch COVID-19. Nền kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Đồng nội tệ, với tỷ giá cố định là 1,500 bảng Liban đổi 1 USD suốt 25 năm, bắt đầu mất giá nhanh chóng. Tỷ giá tại chợ đen thậm chí rơi vào khoảng 40,000 bảng Liban đổi 1 USD.

Sau khi mở cửa trở lại, các ngân hàng thậm chí đưa ra tỷ giá ngoại hối thấp hơn nhiều so với thị trường chờ đen. Vì vậy, tiền trong ngân hàng bỗng dưng có giá trị thấp hơn nhiều.

Đối với nhiều người Lebanon, đây là thời điểm mà tiền không còn ý nghĩa gì nữa.

Mohamad El Chamaa, một nhà báo 27 tuổi sống ở Beirut nói với CNBC rằng khi ngân hàng bắt đầu áp dụng quy định hạn chế rút tiền, anh có 3,000 USD trong tài khoản tiết kiệm. “Một trong những điều hối tiếc của cuộc đời tôi là đã không rút hết tiền trước khi khủng hoảng ập đến. Một tháng trước khi khủng hoảng xảy ra, ngân hàng bắt đầu tính phí một vài phần trăm trên mỗi đồng đô la mà tôi rút ra”.

Một người đàn ông bên ngoài quầy thu đổi ngoại tệ ở thủ đô Lebanon vào ngày 01/10/2019.

El Chamaa cho biết bản thân đã quen với việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng của mình mà giá trị giảm 10 – 15% so với ban đầu. Anh cho biết sẽ không bao giờ gửi tiền mặt vào một ngân hàng Lebanon nào nữa. Thay vào đó, anh giữ tiền mặt và chỉ sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán phí dịch vụ iCloud và tài khoản nghe nhạc trực tuyến.

Ngân hàng Thế giới cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính của Lebanon là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới kể từ những năm 1850. Liên hợp quốc ước tính rằng 78% dân số Lebanon đang sống dưới mức nghèo khổ.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs ước tính các ngân hàng địa phương thua lỗ khoảng 65 - 70 tỷ USD, gấp 4 lần GDP cả nước. Fitch dự đoán lạm phát sẽ tăng lên 178% trong năm nay, cao hơn cả Venezuela và Zimbabwe.

Kim Dung (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những rủi ro hệ thống trong "cơn sốt" bitcoin

Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số...

Cơn sốt Bitcoin và chính sách tiền tệ dễ dãi

Nếu điều kiện tài chính thực sự thắt chặt như các thống đốc Fed tuyên bố, thì dường như thị trường vẫn chưa nhận được thông điệp này.

Tin vui của thị trường tiền ảo: Ông Trump đề cử người ủng hộ tiền ảo lãnh đạo SEC

Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo ý định đề cử Paul Atkins - một nhân vật có thiện cảm với tiền ảo - vào vị trí chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Thông...

Cột mốc lịch sử: Bitcoin vượt 100,000 USD

Bitcoin chính thức vượt ngưỡng 100,000 USD, đánh dấu một chương mới cho đồng tiền ảo hàng đầu thế giới này.

Bitcoin tăng gần 40% trong tháng 11 nhờ Trump

Khi những tín hiệu đầu tiên về chiến thắng bầu cử của Donald Trump xuất hiện, thị trường tiền ảo đã chứng kiến một làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng thấy...

Bitcoin suy giảm khi nhà đầu tư chốt lời, giá rơi về sát 94,000 USD

Thị trường tiền ảo nhuốm sắc đỏ giữa lúc xuất hiện dấu hiệu nhà đầu tư chốt lời sau giai đoạn tăng mạnh.

Bitcoin tiến gần mốc 100,000 USD: Đà tăng liệu có kéo dài?

Theo các nhà đầu tư tiền ảo chia sẻ với MarketWatch, giá Bitcoin nhiều khả năng sẽ chạm mốc 100,000 USD nhờ đà tăng gần đây sau chiến thắng của Donald Trump trong...

Bitcoin tiến sát ngưỡng 100,000 USD, tăng 130% từ đầu năm

Bitcoin đã vượt ngưỡng 99,000 USD lần đầu tiên vào hôm thứ Năm, khi các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào kế hoạch của tân Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Bitcoin vượt 95,000 USD nhờ động thái mới của ông Trump

Bitcoin vượt mốc 95,000 USD trong phiên giao dịch sáng sớm tại châu Á, thiết lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử. Cú nhảy vọt này diễn ra giữa thông tin tân Tổng...

Bitcoin chinh phục mốc 94,000 USD

Giá Bitcoin chạm mức cao kỷ lục trong ngày 20/11, tiếp nối đà tăng mạnh mẽ kể từ chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98