Chuyển đổi số thành công có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm

30/11/2022 10:30
30-11-2022 10:30:00+07:00

Chuyển đổi số thành công có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm

Mặc dù nền kinh tế số ASEAN đang bị coi là tụt hậu, nhưng nếu áp dụng thành công chương trình chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1,000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm tới, giúp ASEAN vươn lên dẫn đầu về khả năng cạnh tranh toàn cầu với vị thế là một trong những trung tâm sáng tạo số hàng đầu thế giới.

Chuyển đổi số thành công có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị Chuyển đổi số Việt Nam 2022 tổ chức ngày 29/11 - Ảnh: VGP/Hiền Minh

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Chuyển đổi số Việt Nam 2022 với chủ đề "Nâng cao nguồn nhân lực số", do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị tổ chức ngày 29/11 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu Kearney, các quốc gia thành viên ASEAN đang tích cực thực hiện từng bước vững vàng trong hành trình chuyển đổi số. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng thấy trong nhu cầu về kỹ năng số, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ sinh thái giáo dục đào tạo thuận lợi cùng khả năng phát triển nguồn nhân lực số.

Tại Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng đảm bảo thành công của chương trình chuyển đổi số quốc gia. 

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, chiến lược phát triển nhân lực cho chuyển đổi số, như Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 80% người lao động được trang bị kỹ năng số, đến 2030 là 90%; Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 về phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", xác định mục tiêu chung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Tại Hội nghị, các chuyên gia cho rằng, với nhu cầu chuyển đổi số ngày càng gia tăng, sự phát triển như vũ bão của các công nghệ, các hoạt động đào tạo cũng cần phải được đổi mới, phù hợp với nhu cầu dạy và học đang ngày càng thay đổi, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Theo báo cáo "Sinh viên và công nghệ 2022: Tái cân bằng trải nghiệm người học" của Educause, xu hướng hành vi của người học đang thay đổi rất nhanh trong 2 năm qua. Theo đó, phương thức học trực tuyến đang ngày càng được ưa thích hơn. 

Cụ thể, theo khảo sát trước ngày 11/3/2020, chỉ 4% đối tượng được khảo sát cho biết, họ muốn phương thức chủ yếu học online, tuy nhiên, con số này đã tăng lên 9% vào năm 2022. Trong khi đó, số người muốn học online hoàn toàn năm 2022 là 20%, trước đó, con số này chỉ 5% năm 2020.

Với thực tế này, Hội nghị đã tập trung thảo luận về những thay đổi quan trọng trong phương pháp đào tạo, phát triển của công nghệ giáo dục cũng như tầm quan trọng của học tập suốt đời, chương trình nâng cao và tái đào tạo năng lực đối với việc cải thiện kỹ năng số và khả năng cạnh tranh kỹ thuật số trong khu vực.

Đồng thời, các đại biểu cũng được tiếp cận những ý tưởng mới cũng như lợi ích của mô hình tài chính tân tiến và thúc đẩy mối quan hệ ba bên trong việc tái định hình hệ thống giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục và nghề nghiệp toàn diện với chi phí phải chăng cho cộng đồng.

Cũng tại Hội nghị, Liên minh Kỹ năng số đã được thành lập với mục tiêu thu hẹp khoảng cách kỹ năng số, nhằm thiết kế chương trình giảng dạy dựa trên năng lực, học đi đôi với hành, ứng dụng công nghệ, kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng, tăng thu nhập, hướng tới quá trình chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam. 

Hội nghị này cũng là sự kiện đồng hành của chương trình Kế hoạch tổng thể ASEAN Số đến năm 2025, lộ trình thực hiện Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực, tập hợp các cơ quan chuyên ngành, cơ sở giáo dục đại học, đơn vị tư nhân và các cơ quan đồng hành để cùng cải tiến nền giáo dục nhằm thu hẹp khoảng cách kỹ năng số tại Việt Nam và các nước ASEAN.

Hiền Minh

Báo Chính phủ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Thương mại Campuchia-Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2023 dù nhu cầu thế giới giảm tốc

Trong năm 2023 vừa qua, mặc dù nhu cầu toàn cầu sụt giảm nhưng thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Campuchia xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang UAE

Campuchia vừa xuất khẩu lô gạo đầu tiên 60,000 tấn sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mở ra một thị trường mới cho ngành lúa gạo Campuchia, Khmer...

Thương mại quốc tế của Campuchia giảm 1.9% trong năm 2023

Theo dữ liệu thương mại được Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE) công bố hôm 11/01, tổng kim ngạch thương mại quốc tế của nước này đạt 46.82 tỷ USD...

Yếu tố nào sẽ giúp Campuchia thu hút thêm FDI?

Luật đầu tư mới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc và Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tình hình hòa bình trong...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98