Đến 2030, cần gần 400.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển

09/11/2022 10:20
09-11-2022 10:20:00+07:00

Đến 2030, cần gần 400.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển

Dự kiến trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 147.164 tỷ đồng; đến năm 2030 bổ sung 251.542 tỷ đồng.

Hàng hóa tại Tân cảng Cát Lái. (Ảnh: Quang Châu/TTXVN)

Chiều 8/11, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về “Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” và Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050."

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết sau 20 năm phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã định hình với quy mô tổng chiều dài trên 90km, đầy đủ các công năng xếp dỡ, năng lực thông qua đạt khoảng 750 triệu tấn/năm. Cảng biển Việt Nam đã được đầu tư với nhiều bến cảng có quy mô lớn, hiện đại, năng suất khai thác cao tương đương các cảng biển trong khu vực và trên thế giới.

“Các cảng biển chính trên cả nước đã đầu tư, nâng cấp, cải thiện căn bản về năng lực, chất lượng dịch vụ đảm bảo tiếp nhận tàu biển trọng tải từ trên 30.000 đến hàng trăm nghìn tấn, điển hình các bến cảng tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã tiếp nhận được các tàu biển trọng tải đến trên 214.000 tấn (trên 18.000 TEU), cảng biển Hải Phòng tại Lạch Huyện tiếp nhận tàu trọng tải đến 145.000 tấn (sức chở khoảng 13.500 TEU)," Thứ trưởng Sang nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống cảng biển Việt Nam hàng năm thông qua trên 90% hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần tạo thế chủ động cho Việt Nam ứng phó với các vấn đề kinh tế toàn cầu như dịch bệnh COVID-19, dịch chuyển làn sóng đầu tư thu hút mạnh mẽ dòng đầu tư nước ngoài và góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Đối với cảng cạn (ICD), Thứ trưởng Sang cho hay cảng cạn đang từng bước được quan tâm đầu tư tại các khu vực, hành lang vận tải tập trung lưu lượng hàng hóa container lớn như Móng Cái-Quảng Ninh, Đình Vũ-Hải Phòng, Quế Võ-Bắc Ninh, Gia Lâm-Hà Nội, Duy Tiên-Hà Nam, Nhơn Trạch-Đồng Nai…

“Các cảng cạn đã góp phần quan trọng trong tổ chức mạng lưới vận tải, tận dụng hiệu quả đặc thù, thế mạnh giao thông vận tải của từng vùng, đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải thủy nội địa để vận tải hàng hóa với khối lượng lớn, giá thành rẻ và ít ô nhiễm," Thứ trưởng Sang cho biết.

Ông Lê Tấn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) cho biết tính đến tháng 10/2022, cả nước có 296 bến cảng/chiều dài khoảng 103km cầu cảng, gấp hơn 4,7 lần năm 2000, đồng thời đã hình thành các cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực phía Bắc và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Ngoài ra, các bến chuyên dùng quy mô lớn gắn với các khu công nghiệp, liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện than tiếp nhận tàu đến 200.000 DWT, hàng lỏng đến 150.000 DWT (tàu xuất sản phẩm), dầu thô đến 320.000 DWT, cơ bản đã đạt được các mục tiêu quy hoạch đến năm 2020.

Cũng theo ông Đạt, dự kiến trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 147.164 tỷ đồng, gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng; đến năm 2030 bổ sung 251.542 tỷ đồng.

Đối với cảng cạn, ông Phạm Hoài Chung - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư phát triển giao thông vận tải (CCTDI) cho biết tính đến nay, cả nước đã đầu tư, công bố và đưa vào khai thác 10 cảng cạn. Ngoài ra, còn 6 cảng thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động thuộc các vị trí được quy hoạch cảng cạn nhưng các Chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định.

Các cảng cạn, ICD phân bổ tập trung trên 5 hàng lang và khu vực kinh tế trong tổng số 15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn, trong đó hành lang kinh tế ven biển ở miền Bắc đã hình thành 4 trong tổng số 5 cảng cạn được quy hoạch.

Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng cạn và điểm thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2 triệu TEU/năm, trong đó 90% hàng hóa thông qua các cảng thông quan nội địa (ICD), bao gồm 6 cảng ICD đã quy hoạch thành cảng cạn và cả cụm cảng ICD Trường Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh...

Khối lượng hàng thông qua 10 cảng cạn đã công bố chỉ chiếm khoảng 10% do hầu hết trong số này đều mới được hình thành và nằm ở miền Bắc, ngoại trừ cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch ở Đồng Nai.

Trong giải pháp về đầu tư cho phát triển hệ thống cảng cạn, ông Chung đề nghị xem xét áp dụng đầu tư phát triển cảng cạn theo theo hình thức đối tác công tư (PPP) với các cảng cạn có quy mô lớn theo hướng Nhà nước tạo điều kiện về quỹ đất, đầu tư kết nối đường sắt với cảng cạn, hoàn chỉnh môi trường pháp lý và ban hành cơ chế, chính sách phát triển cảng cạn và tư nhân đầu tư hạ tầng, thiết bị và tổ chức quản lý, khai thác cảng cạn.

Đồng thời, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật...

Tại hội thảo, nhiều địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia đã có những góp ý để hoàn thiện hai Quy hoạch đang được lấy ý kiến.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng với Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, phải có định hướng để tận dụng được tài nguyên đường bờ. Hiện nay, một số cảng biển còn manh mún, chưa phát huy được hết đường bờ.

"Với quy hoạch chi tiết nhóm cảng cạn, cần đề xuất cụ thể về các chính sách trong giải pháp. Phải nêu rõ các quy định hiện tại còn điều gì vướng mắc, cần tháo gỡ để phát triển," đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Cảng Cái Mép-Thị Vải. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Quyền Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Đình Việt cho hay khi lập Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, Cục nhận được nhiều đề xuất từ các tỉnh thành, doanh nghiệp trong việc bổ sung quy hoạch. Những đề xuất bổ sung phù hợp với quy hoạch tổng thể cảng biển quốc gia đã được Cục tham mưu cho Bộ để điều chỉnh. Đối với những đề xuất khác, hiện cơ quan này đang tính toán, xem xét để đưa vào Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho rằng đây là quy hoạch có khối lượng nghiên cứu rất lớn và chuyên sâu, đến nay kết quả đã đạt yêu cầu so với yêu cầu đề cương. Thứ trưởng đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục có ý kiến đóng góp cho dự thảo.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu, làm rõ các ý kiến chuyên ngành, chắt lọc để đưa vào dự thảo, hoàn thiện dự thảo để trình đúng kế hoạch.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cũng cho biết từ trước đến nay, kết cấu hạ tầng luồng hàng hải do nhà nước đầu tư, còn kết cấu hạ tầng bến cảng do doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên thời gian qua, nhiều địa phương đã chủ động sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư kết cấu hạ tầng luồng hàng hải. Điều này tạo thuận lợi cho các cảng biển phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế, đồng thời cũng gánh vác cùng ngân sách Trung ương.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đề nghị: "Các địa phương tiếp tục phát huy trách nhiệm trong quy hoạch, đặc biệt đầu tư ngân sách địa phương để ghé vai cùng ngân sách Trung ương, phát huy hiệu quả trong chiến lược phát triển kinh tế"./.

Quang Toàn

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98