Hơn 25 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 11 tháng 2022

29/11/2022 10:28
29-11-2022 10:28:58+07:00

Hơn 25 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam trong 11 tháng 2022

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 25.14 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11 các năm 2018-2022 (Tỷ USD)
Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Từ đầu năm đến nay, vốn đăng ký cấp mới có 1,812 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 11.52 tỷ USD, tăng 14.9% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 18% về số vốn đăng ký.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 6.52 tỷ USD, chiếm 56.6% tổng vốn đăng ký cấp mới; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2.1 tỷ USD, chiếm 18.2%; các ngành còn lại đạt 2.9 tỷ USD, chiếm 25.2%.

Trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 3.23 tỷ USD, chiếm 28.1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 1.97 tỷ USD, chiếm 17.1%; Đan Mạch 1.32 tỷ USD, chiếm 11.5%; Trung Quốc 1.29 tỷ USD, chiếm 11.2%; Hàn Quốc 930.8 triệu USD, chiếm 8.1%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 917.8 triệu USD, chiếm 8%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 994 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9.54 tỷ USD, tăng 18.9% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14 tỷ USD, chiếm 66.5% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2.76 tỷ USD, chiếm 13.1%; các ngành còn lại đạt 4.29 tỷ USD, chiếm 20.4%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3,298 lượt với tổng giá trị góp vốn 4.08 tỷ USD, giảm 7% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó có 1,481 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2.12 tỷ USD và 1,817 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 2 tỷ USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.43 tỷ USD, chiếm 35.1% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 955.9 triệu USD, chiếm 23.4%; ngành còn lại 1.69 tỷ USD, chiếm 41.5%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2022 ước tính đạt 19.68 tỷ USD, tăng 15.1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15.52 tỷ USD, chiếm 78.8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.44 tỷ USD, chiếm 7.3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1.43 tỷ USD, chiếm 7.3%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng các năm 2018-2022
Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2022 có 101 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 395.8 triệu USD, tăng 61.9% so với cùng kỳ năm trước; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 78.3 triệu USD, giảm 81.9%.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 474.1 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 236.4 triệu USD, chiếm 49.9% tổng vốn đầu tư; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 42.8 triệu USD, chiếm 9%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 41.1 triệu USD, chiếm 8.7%.

Trong 11 tháng năm 2022 có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Xin-ga-po là nước dẫn đầu với 79.5 triệu USD, chiếm 16.8% tổng vốn đầu tư; Lào 70 triệu USD, chiếm 14.8%; Hoa Kỳ 38.2 triệu USD, chiếm 8.1%; Đức, Hà Lan, Pháp cùng đạt 34.7 triệu USD, cùng chiếm 7.3%.

Khang Di

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, CPI tăng 3.77%, lạm phát cơ bản tăng 2.81% so với cùng kỳ năm trước 

Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0.23% so với tháng trước. Tính chung quý 1 năm 2024, CPI tăng 3.77%...

GDP quý 1/2024 ước tính tăng 5.66%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý...

Ngân hàng Standard Chartered: GDP quý 1 duy trì mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Ngân hàng Standard Chartered giữ nguyên dự báo tăng trường GDP năm 2024 ở mức 6.7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6.2% trong nửa đầu năm lên 6.9% trong nửa cuối năm.

Vĩnh Long phát triển kinh tế với trọng tâm là các ngành sử dụng đầu vào là sản phẩm nông nghiệp

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông...

Thấy gì sau những chỉ số cải cách, sáng tạo của TP.HCM?

Bộ Khoa học -Công nghệ vừa công bố chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII - Provincial Innovation Index: hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa...

Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước

Sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch...

Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Võ Văn Thưởng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Võ Văn Thưởng.

Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng...

Chủ tịch Quốc hội: Nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì đưa vào kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' và thực hiện '3 tăng cường' với nhà đầu tư

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài đồng hành cùng Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, phát triển bền vững với tinh thần "ba tiên phong", Thủ tướng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98