Giáo sư trường Wharton: Fed đã giải quyết được vấn đề lạm phát

14/01/2023 09:07
14-01-2023 09:07:15+07:00

Giáo sư trường Wharton: Fed đã giải quyết được vấn đề lạm phát

Theo ông Jeremy Siegel, Giáo sư tài chính tại Trưởng Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, Fed phải nhìn nhận rằng vấn đề lạm phát đã được giải quyết và ngừng nâng lãi suất.

Trong chương trình “Halftime Report” của CNBC, ông Siegel cho biết thị trường vẫn tích cực từ đầu năm 2023 vì nhà đầu tư nhận thấy dấu hiệu lạm phát đang đi xuống. Ông nói thêm báo cáo CPI tháng 12/2022 là một tín hiệu cho thấy vấn đề lạm phát đã được “giải quyết”.

Jeremy Siegel, Giáo sư tài chính tại Trưởng Wharton thuộc Đại học Pennsylvania

Trong tháng 12/2022, chỉ số CPI giảm 0.1% so với tháng trước, giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2021, ngay khi phần lớn nước Mỹ rơi vào trạng thái phong tỏa vì COVID-19. Con số này trùng khớp với dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Dow Jones.

Tuy vậy, nếu so với cùng kỳ, CPI tăng 6.5%, qua đó cho thấy áp lực chi phí cao kéo dài đang đè nặng lên các hộ gia đình. Tuy nhiên, đây cũng là con số thấp nhất kể từ tháng 10/2021.

Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0.3% so với tháng trước và tăng 5.7% so với cùng kỳ, cũng bằng với kỳ vọng.

Đà giảm mạnh của giá xăng được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy yếu của CPI. Giá tại trụ bơm xăng giảm 9.4% so với tháng trước và giảm 1.5% so với cùng kỳ, sau khi tăng vượt 5 USD/gallon vào giữa năm 2022.

“Tại một thời điểm nào đó, Fed sẽ buộc phải nhìn nhận chúng ta đã thực sự giải quyết được vấn đề lạm phát”, ông Siegel cho biết. “Đây là một trong những lý do thị trường leo dốc trở lại”.

Ông Siegel chỉ cụ thể tới giá thuê nhà – vốn là một thành phần chiếm tỷ trọng cao trong CPI và đã tăng 8.3% trong tháng 12/2022 – không nên được đánh giá trên giá trị công bố vì đây là dữ liệu có độ trễ. Vị chuyên gia này chỉ tới các dữ liệu khác, như chỉ số giá nhà thuê đang thực sự đi xuống. Với ước tính của bản thân, ông Siegel cho rằng CPI lõi lẽ ra cũng phải giảm trong tháng 12/2022.

Lạm phát lõi là yếu tố ảnh hưởng nhất tới quyết định của Fed. Vì điều này, ông cho rằng Fed không cần phải nâng lãi suất thêm. Vị Giáo sư trường Wharton cho rằng đợt tăng 0.5 điểm phần trăm trong tháng 12/2022 nên là đợt tăng cuối cùng, nhưng thị trường vẫn đang dự báo về khả năng nâng 0.25 điểm phần trăm tại cuộc họp kế tiếp.

Ông Siegel cũng tỏ ra không đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari rằng nhà đầu tư cá nhân đang cố gắng hành động một cách lạc quan và đang chơi trò chơi táo bạo với NHTW, họ sẽ thua. “Thị trường biết nhiều hơn Fed về những gì sẽ diễn ra”, ông Siegel nói.

Vị chuyên gia này cũng “chĩa mũi dùi” tới Chủ tịch Jerome Powell trong cuộc phỏng vấn với CNBC, nói rằng việc thị trường lao động tăng trưởng nóng không phải là lý do đầy đủ cho việc tăng lãi suất. Lạm phát sẽ ở mức thấp trong thời gian tới, ông nói.

“Việc ông Powell lo ngại quá mức về tăng trưởng tiền lương – vốn không bắt kịp lạm phát trong 2.5 năm qua – là không công bằng cho người lao động, và không phải là thứ mà Fed nên chú ý tới tại thời điểm này”.

 

Ông Mark Zandi, kinh tế trưởng của Moody’s Analytics, cho biết: “Nếu Fed có tính toán thì dữ liệu vừa qua cho thấy rõ ràng rằng chu kỳ tăng lãi suất nên sớm kết thúc. Không có gì bất ổn trong báo cáo CPI mới. Lạm phát sẽ đi xuống từ đây”.

Ông Dean Baker, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, thậm chí còn đưa ra nhận định mạnh mẽ hơn. Trong một đoạn tweet, ông Baker cho rằng “đã đến lúc Fed tuyên bố chiến thắng và ngừng tăng lãi suất!”

Vị chuyên gia đề cập đến việc lạm phát dịch vụ (không bao gồm chi phí nhà ở) đã hạ nhiệt ba tháng liền, coi đây là bằng chứng cho thấy lạm phát đang đi xuống, theo CNBC.

 

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98